lòng chảo phẳng này, được tạo thành bởi các cái đĩa nhỏ có màu sáp đỏ có
vị trí, như là con mắt chúng ta cảm nhận, ở chính xác mặt phang của phần
giao nhau tưởng tượng giữa các lòng chảo trên hai mặt đối nhau của miếng
sáp. Trong các phần, chỉ một ít, tỷ lệ lớn đĩa hình thoi được để giữa hai
lòng chảo đối diện, nhưng tác phẩm, từ tình trạng không tự nhiên của các
thứ, không được thực hiện cẩn thận. Những con ong chắc đã phải làm việc
với cùng một tốc độ gần như nhau trên hai mặt đối diện của miếng sáp ong
mỏng màu som đỏ, vì chúng gặm theo hình tròn và làm sau lòng chảo ở cả
hai mặt, với mục đích để có được những cái đĩa phẳng như thế giữa các
lòng chảo; bằng cách dừng làm việc trên mặt phảng trung gian hay mặt
phẳng của sự giao nhau.
Xem miếng sáp ong mỏng rất mềm và linh động, tôi không thấy có bất cứ
khó khăn nào đối với các con ong, trong khi làm việc ở hai mặt của miếng
sáp mỏng, hình dung khi chúng đã gặm dần miếng sáp tới độ mỏng thích
hợp, và sau đó dừng làm việc. Trong những lỗ ong bình thường, tôi cảm
thấy là các con ong không phải lúc nào cũng làm việc thành công với cùng
một tốc độ như nhau từ hai mặt đối lập, bởi vì tôi đã để ý những hình thoi
hoàn thiện nửa chừng tại đáy của một ô vừa mới bắt đầu, mà hơi lõm ở một
mặt, nơi tôi cho rằng những con ong đã đào quá nhanh; và lồi về phía đối
diện, nơi mà những con ong làm việc chậm hơn. Trong một ví dụ điển hình,
tôi đặt cái lỗ vào lại tổ ong, và để cho bọn ong tiếp tục làm việc trên đó
trong khoảng thời gian ngắn, và kiểm tra lại ô này, tôi nhận thấy những cái
đĩa hình thoi đã được hoàn thành, chúng trở nên cực kỳ phang: điều này
tuyệt đối là không thể, nếu tính đến sự độ mỏng dính của những cái đĩa
hình thoi bé, rằng chúng đã có thể tạo ra điều này bằng cách gặm dần phần
lồi ra; thế là tôi nghi ngờ là trong trường họp này con ong đứng ở phía đối
diện của lỗ tổ ong này để đẩy và bẻ cong miếng sáp mỏng và ấm này (tôi đã
thử và điều này dễ dàng thực hiện được) thành một mặt phang trung gian
hoàn chỉnh và, đó làm phẳng nó.