con chim bồ câu đuôi quạt hoàn toàn trắng với một con sơn ca hoàn toàn
đen lại có bộ lông màu xanh tuyệt đẹp với phần sau trắng, hai vệt đen ở
cánh, lông đuôi viền trắng và sọc giống như bất kỳ một con chim bồ câu đá
hoang dã nào. Chúng ta có thể hiểu được những thực tế này dựa trên quy
luật nổi tiếng về sự quay trở lại các đặc tính của tổ tiên nếu như mọi giống
đều có nguồn gốc từ loài chim bồ câu núi. Nhưng nếu chúng ta phủ nhận
quy luật này, thì một trong hai giả định được thừa nhận sau đây là vô lý.
Giả định thứ nhất là tất cả những giống nguyên thủy được hình dung ra có
màu sắc và đặc tính giống loài bồ câu núi, mặc dù không có một loài nào
đang tồn tại lại có màu và các đặc trưng đó, để mà trong mỗi giống riêng
biệt có xu hướng quay trở lại màu và đặc trưng trên. Giả định thứ .hai là
mỗi giống, cho dù là thuần chủng nhất, trong vòng ít nhất mười hai thế hệ
(có thể nhiều hơn nữa) đã được nhân giống với chim bồ câu núi, tôi nói là
trong vòng mười hai đến hai mươi thế hệ bởi vì chúng ta vẫn chưa thu
lượm được bất kỳ bằng chứng nào ủng hộ niềm tin rằng một đứa trẻ đã
từng có những đặc điểm giống tổ tiên trước đó nhiều thế hệ. Một loại giống
khi chỉ được lai với một vài giống khác thì xu hướng quay trở lại đặc điểm
có được từ kết quả của sự lai ghép như vậy một cách tự nhiên sẽ trở nên
dần dần yếu đi, bởi vì trong các thế hệ tiếp theo sẽ có ngày càng ít dòng
máu ngoại lai nhưng khi không có sự lai ghép nào giữa các giống khác
nhau và cả con bố và con mẹ có xu hướng quay về cùng một đặc điểm mà
không thấy xuất hiện ở những thế hệ trước, xu hướng này có thể đã được
truyền lại cho nhiều thế hệ sau mà không hệ bị suy giảm hay thay đổi. Hai
trường hợp khác biệt này thường bị nhầm lẫn trong các bài viết về di
truyền.
Cuối cùng những giống lai ghép giữa tất cả các loài bồ câu thuần hóa đều
mắn để. Tôi có thể khẳng định điều này dựa trên quan sát của chính bản
thân, chủ định nhằm vào những giống khác biệt nhất. Giờ đây tôi rất khó,
mà có lẽ là không thể đưa ra một trường hợp đứa con lai giữa hai con vật
hoàn toàn khác biệt lại có khả năng sinh sản tốt. Một vài nhà nghiên cửu tin
rằng quá trình thuần hóa dài liên tục sẽ xóa bỏ xu hướng vô sinh của loài.