NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 124

Theo khoa dân tộc học thì ngày nay Miêu tộc còn chăn nuôi giỏi hơn là

làm ruộng và chưa tiến đến chế độ phong kiến giai cấp, tức là còn ở chế độ
bộ lạc. Thế thì vào thời Hiên Viên, họ chưa biết nông nghiệp được đâu. Chữ
Điền trong chữ Miêu không hề có nghĩa là họ biết làm ruộng, vả lại văn tự
thì chỉ mới có về sau, lối đầu đời Thương, chớ vào thời Hiên Viên thì không
có bằng chứng là có văn tự.

Còn chữ Hữu ở trước chữ Miêu, không có nghĩa là có ruộng như giáo

sư nói. Theo tự điển Từ Hải thì chữ Hữu dùng trước các họ, các dân tộc, chỉ
là trợ từ
: Hữu Miêu, Hữu Sào, Hữu Hùng, Hữu Ngu.

Vậy có thể loại Miêu ra khỏi Viêm tộc, chỉ còn Lạc và Lê mà thôi.

Hình như là Mộng Văn Thông vẫn có biết kết quả của khảo tiền sử ở Á

Đông, nhưng một là không thông ngoại ngữ, ông ấy đọc sách không vỡ
nghĩa, hay là ông có mưu đồ chánh trị thì không rõ.

Quả thật thế, ông bảo rằng trước khi Hoa tộc đến thì Viêm = Miêu + Việt

làm chủ toàn thể Hoa Nam ngày nay, rồi thì từ Hoa Nam họ tràn lên Hoa
Bắc.

Khảo tiền sử cũng nói hơi tương tự như thế, nhưng lại khác xa, nếu ta

hiểu được chữ nghĩa của họ.

1) Miêu không bao giờ dính với Việt bất cứ về phương diện nào:

Chủng tộc, ngôn ngữ, truyền thuyết, vật tổ.

2) Việt Hoa Bắc không phải là Việt Hoa Nam tràn lên, bằng chứng

là ngôn ngữ căn bản của họ có khác nhau, Việt Hoa Nam nói cái
cẳng, Việt Hoa Bắc nói cái chơn, hai thứ Việt đó, Việt Hoa Nam
không hề biết danh từ chơn, Việt Hoa Bắc không hề biết danh từ
cẳng, chỉ có Việt Nam là biết đủ thứ vì là Việt hỗn hợp. Cả Nhựt,
Chàm, Phú Nam cũng đều là Việt hỗn hợp nhưng họ chỉ biết cẳng
mà không hề biết chơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.