Qua lịch sử, Âu luôn luôn chiếm địa bàn núi rừng, còn Lạc luôn luôn
chiếm địa bàn sông biển. Thế nên chúng tôi mới tin chắc truyền thuyết Âu
Cơ và Lạc Long Quân bắt nguồn ở cái tình trạng đó, và Tiên Rồng chỉ là
chuyện người đời thêm thắt vào cho hoa mỹ vậy thôi.
Chủng Mã Lai gồm có 4 chi, chớ không phải 2, nhưng chỉ có truyền
thuyết cho 2 chi Âu và Lạc, vì hai chi kia có địa bàn không dính với Âu và
Lạc.
Hai chi kia là chi Khơ Me mà Tàu phiên âm là Khương và chi Môn mà
có lần Tàu cũng gọi bằng Lạc (nhưng với bộ Chuy) mà chi đó được gọi là
Khuyển Nhung thường hơn.
Cũng xin thêm rằng danh xưng Lê hiện nay cứ còn được dùng tại Hoa
Nam. Ở đó, trừ Miêu tộc ra thì những người Việt chưa biến thành Tàu được
gọi bằng lu bù thứ tên, nhưng có một nhóm cứ được gọi bằng Lê, và người
Lê đồng nhứt là ở Hải Nam chớ không phải ở Lưỡng Quảng, mà đó là
nhóm Lạc-Lê chớ không phải Thái hoặc Lạc.
Nhưng dầu gọi bằng Bạch Di, La La, Thổ, Tài gì, họ cũng chỉ là một, tức
Thái trắng và Thái đen.
Chúng tôi có quen thân với một người Tàu ở Đông Hưng di cư sang đây.
Đông Hưng là cái làng đối diện với Móng Cái của Việt Nam. Đó là người
Hợp Phố của các đời Chu, Tần, Hán.
Ông ấy nói tiếng Tàu, nhưng không sai giọng như người Quảng Đông, mà
lại sai y hệt như người Hải Nam. Thế nghĩa là dân Hợp Phố là dân Lạc-Lê
chính cống.
Sử Tàu chép rằng quận Hợp Phố là quận lập ra bằng cách cắt đất của
Nam Hải (Quảng Đông) và Giao Chỉ. Nhưng cái phần đất Giao Chỉ ấy thì
dân lại là dân Lạc-Lê chớ không phải là dân Lạc. Thế nghĩa là vua Hùng