Hơn thế, ngôn ngữ của họ lại dung túng nhiều danh từ của chủng Mê-la-
nê hơn ngôn ngữ Việt Nam, thì hẳn họ đồng chủng với Mê-la-nê nhiều hơn
ta.
Mê-la-nê là cái chủng đã làm chủ Hoa Nam và Đông Nam Á lục địa, liền
trước chủng Cổ Mã Lai.
Lạc Việt còn chạy xa hơn họ nữa, nhóm tổ tiên ta chạy bằng đường thuỷ
thì đã khác rồi, còn họ thì chạy bộ nên chúng tôi mới bảo đó là nhóm chạy
xa nhứt, nghĩa là xa nhứt trong đám chạy bộ.
Hơn thế họ lại là Âu chớ không phải Lạc, tức là xa nhứt của đám chạy bộ
và của chi Âu, còn xa nhứt của đám chạy bằng đường biển và của chi Lạc là
dân của đảo Célèbes, chớ cũng chẳng phải là dân Cổ Việt Nam, như khoa
khảo tiền sử đã cho thấy.
Tóm lại, Mã Lai đợt I, là Cửu Lê, và chia hai rõ rệt thành Âu và Lạc, sau
khi bị Hiên Viên đánh đuổi. Họ thành lập nhiều quốc gia rất cổ, có lẽ đồng
thời với nhau là Thục, Tây Âu (chi Âu) và Văn Lang (chi Lạc), còn các
quốc gia Việt danh tiếng khác ở Hoa Lạc nằm sẵn tại Hoa Nam chỉ là quốc
gia của Mã Lai đợt Iim tức của bộ Mã, tức Lạc nằm sẵn tại Hoa Nam. Lạc
bộ Trãi và Âu cũng có lập quốc ở Hoa Nam, nhưng không thọ, trừ một quốc
gia độc nhứt là Tây Âu, nhờ ở xa Tàu nhứt.
Chúng tôi đi gần lạc đường ở đoạn sau của chương nầy. Nhưng tiện dịp
phải nói luôn cho xong, chớ phần chánh yếu của chương sách là chứng
minh mấy điều sau đây:
1. Nước Tây Âu là một trong ba quốc gia Thái lớn nhứt trước Tây
lịch kỷ nguyên: Ba Thục, Tây Âu và Ai Lao, tức tên xưa của một
nước mà nay là tỉnh Vân Nam. Nước nầy mang tên ấy vì trung tâm
của nó nằm tại Lao Sơn. Đó là danh xưng mà Tàu đặt ra để gọi