Thượng trên Cao nguyên, bị Pháp hạ, anh ta mới xuống, không thôi anh làm
vua ở đó và truyền ngôi cho con cho cháu mấy trăm năm cũng chưa thôi.
Nhưng, đừng ngộ nhận, đừng lầm lẫn vua và dân. Ông vua có thể là hậu
duệ của Thần Nông, nhưng dân thì không. Chớ nên quên điều đó. Phương
chi Lạc Long Quân đã bị lai tới ba đời, mẹ ông ta là Việt thuần chủng, còn
cha ông ta là Tàu lai Việt, thì còn gì là máu Tàu trong người của ông ta?
Tưởng cũng nên nói rằng chữ Âu, các nhà nho ta đọc là Âu, nhưng Quan
Thoại đọc là Ngê U, và khi kể truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, người
Mường đọc là Ngu Cơ chớ không là Âu Cơ như ta. Thế nghĩa là người
Mường còn nhớ lối gọi cổ thời.
Chúng tôi không biết danh xưng Âu là danh xưng hay là tên mà Tàu đã
đặt để gọi dân đó.
Nhưng bằng vào lối gọi của người Mường, họ đọc chữ Âu là Ngu, gần
giống Tàu Quan Thoại là Ngê U, ta có thể suy đoán rằng Âu là danh tự
xưng.
Quả thật thế, người Mường không có chịu ảnh hưởng của Tàu, nhưng họ
lại đọc cái danh xưng đó giống người Tàu, vậy thì họ đọc theo sự nghe Âu
tự xưng, Tàu cũng thế. Nếu họ đọc qua trung gian của người Tàu như ta, thì
họ phải đọc sai, và sai y hệt như ta, vì họ là ta. (Ta sẽ thấy như vậy ở một
chương sau) nghĩa là họ phải đọc Âu chớ không là Ngu.
Chỉ phiền là trong truyền thuyết đó người Mường lại cho rằng bà Ngu Cơ
là bà thánh tổ của họ. Thế thì không còn gì chất Âu tức Thái trong vụ Âu
Cơ cả.
Thế nên ta mới hiểu rằng truyền thuyết ám chỉ sự tách rời ta với Mường.
Có lẽ người Mường không giải thích được sự kiện tách rời đó, và nhân
thấy họ và ta quả có tách rời và họ lên núi rừng, nên họ tự đồng hoá với Âu,