Việt Nam nào mà biết mình thuộc đợt I hay II nữa cả. Người Mường chỉ bất
hợp tác với Mã Viện mà tách riêng ra chớ trước đó, trong nhiều trăm năm,
họ đã hợp tác chặt chẽ với vua Hùng Vương, đã lai giống đợt I tại Giao Chỉ
rất nhiều, bằng chứng là ngôn ngữ ta đầy dẫy danh từ của Mã Lai đợt II,
còn ngôn ngữ Mường thì cũng chứa đựng khá nhiều danh từ của đợt I.
Nhượng Tống không biết rằng ta là Mã Lai hỗn hợp nên đã mắng Ngô Sĩ
Liên tắt bếp khi Ngô Sĩ Liên đưa truyền thuyết Mường vào sử ta (ta sẽ biết
rõ người hơn ở chương Làng Cườm).
Nhưng Ngô Sĩ Liên đã có lý hẳn hòi mà làm như vậy vì sự hợp tác quá
lớn lao giữa đợt I và đợt II ở Giao Chỉ, trước khi Trung Hoa đến nơi.
Họ Nguyễn hay họ Trần là con cháu Hùng Vương, họ Lê hay họ Phạm là
con cháu của Mường, thật không còn ai biết nữa cả.
Trái lại các nhà ngôn ngữ học biết rằng Việt ngữ tách rời khỏi Mường
ngữ không lâu lắm. Họ nói không minh bạch, chớ đáng lý gì phải nói Việt
ngữ tách khỏi Mã Lai ngữ đợt II không lâu lắm và riêng chúng tôi sẽ có
bằng chứng là tới thế kỷ 17 ta vẫn còn dùng Mã Lai ngữ chưa biến dạng và
cho đến thời Minh Mạng, tức đến thế kỷ 19, ta vẫn còn gọi Thuận An là cửa
Eo. Eo là danh từ Mã Lai đợt II mà ta dùng không có biến một âm nhỏ nào
hết.
Vậy truyền thuyết Mường có giá trị như là truyền thuyết của ta và xin trở
về với ông Tàu lai Việt là Lạc Long Quân.
Sự lai giống đó là vua Việt lai giống chớ không phải là dân Việt. Ngay ở
chương sau đây, nghiên cứu về chủng Mã Lai, khoa khảo tiền sử cho ta biết
rằng Mã Lai không hề có lai giống với Tàu trước khi di cư xuống Cổ Việt.
Một người ngoại quốc, nhảy lên làm vua của một dân tộc nào đó, rất
thường xảy ra trong lịch sử nhân loại, mà chuyện mới nhứt là chuyện của
một tên phiêu lưu Pháp André Marie nhảy lên làm vua của đồng bào