Những chi Lạc của chủng Mã Lai cũng không đen, mà người con gái nổi
danh nhứt là Tây Thi, nổi danh không kém Dương Quý Phi chút nào, danh
lại thơm hơn nhiều. Tây Thi rất trắng.
Tầm vóc của họ kém Hoa chủng, nhưng vẫn cao lớn hơn tầm vóc của đa
số hắc chủng Đông Nam Á, cao hơn chủng Mê-la-nê đến 0th20.
Dân ta có lai Mông Cổ cách đây 5 ngàn năm và có lai Tàu cách đây
1.930 năm, nên khác Mã Lai chánh hiệu ở điểm tóc ta thẳng. Tuy nhiên, vẫn
có người Việt tóc dợn sóng, và người Bắc Việt vì ở xa xích đạo hơn người
Nam Việt nên da trắng hơn.
Cũng nên nhắc rằng da của người Hoa Bắc rất sậm, gần giống như da của
người Nam Kỳ làm nông nghiệp, trái lại da của người Hoa Nam mà dòng
máu Mã Lai chiếm đến 60%, thì lại trắng.
Không ai còn biết người Mã Lai Hoa Bắc ra sao nữa cả nhưng bằng vào
da của người Tàu Hoa Nam, ta đoán được rằng da của người Mã Lai Hoa
Bắc trắng như thế đó. Da của Đại Hàn và Nhựt Bổn cũng trắng y như da
người Tàu Hoa Nam. Da người Việt miền Bắc cũng không kém da người
Nhựt Bổn bao nhiêu.
Nhưng các chủng da trắng sở dĩ được gọi là da trắng không vì màu da
chút nào hết. Người Á Rập thuộc chủng da trắng đấy, nhưng dân Bắc Phi lại
rất đen. Các chủng da trắng khác chủng da vàng không phải ở màu da mà ở
tầm vóc, ở cái mũi và ở sự kiện có lông nhiều, và đôi khi ở màu mắt và ở
màu tóc. Các chủng da vàng mắt và tóc luôn luôn đen.
Còn tại sao chi Khương (Khơ Me) không ở gần xích đạo như người Nam
Dương mà cũng đen da, đã được ông G. Coedès giải thích rồi, là khi họ
Nam thiên họ hợp chủng lớn lao với người Mê-la-nê thổ trước, người đó, ở
xứ họ, đã tiến tới tân thạch, tức văn minh bằng họ, nên cuộc hợp chủng lớn
ấy hoá ra dễ dàng hơn ở Nhựt, ở Việt Nam và ở các nơi khác.