Người Việt ở miền Nam gọi Mã Lai bằng đến năm thứ danh xưng khác
nhau: Mã Lai, Bà Lai, Bà Bá Kiến Hổ và Miền Dưới. Kiến Hổ là tiếng nói
đùa do người Tàu có sống ở các xứ Mã Lai và Nam Kỳ dùng, và người Việt
miền Nam bắt chước. Nguyên chữ Mã (Lai), ngày xưa viết với bộ Trùng,
mà Mã bộ Trùng có nghĩa là con hổ (kiến lớn). (Người Tàu thời cổ viết tên
các dân tộc kém mở mang hơn họ, thường dùng những bộ Khuyển, bộ
Trùng một cách ngạo mạn như vậy đó).
Sở dĩ người miền Nam gọi Mã Lai bằng lu bù thứ tên là vì hai dân tộc
nầy có chung đụng mật thiết với nhau từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 tại Biên
Hoà, Sài Gòn, Rạch Giá, v.v.
Ở Nam Kỳ người ta làm và ăn bánh Bà Lai, người ta mặc áo Bà Ba,
người ta trồng cây Sầu riêng (Durian), người ta gọi cảnh sát là mã tà, một
danh từ Mã Lai, ảnh hưởng Mã Lai du nhập vào quá dễ dàng khiến ta không
khỏi ngạc nhiên nhưng ta sẽ hết ngạc nhiên khi thấy rằng tổ tiên ta là Mã
Lai, và ta sẽ giải thích sự hấp thụ dễ dàng ảnh hưởng Mã Lai ở Nam Kỳ, nó
có lý do tình cảm âm thầm bí mật giữa hai dân tộc đồng chủng với nhau.
Vị nào có máy thu thanh mạnh, đêm đêm cứ tìm các đài Nam Dương mà
nghe. Quý vị sẽ thấy rằng nhạc điệu của họ giống hệt điệu hò mái nhì của
ta.
Và ông Nguyễn Phụng, nguyên giám đốc Quốc Gia âm nhạc, cho chúng
tôi biết rằng trên thế giới các nước sau đây có cây đàn độc huyền, ngoài ra,
không ở đâu khác mà có cả: Việt Nam, Nam Dương, Nam Ấn, các đảo
Polynésie.
Đó là dấu vết Mã Lai trong xã hội ta, đáng lý gì chỉ được trình bày ở
chương dấu vết, nhưng chương ấy quá dài, thành thử chúng tôi phải bớt vài
chi tiết nhỏ cho sang chương nầy.
*