NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 480

giấu đi, còn ở Chiêm Thành thì chính người Chàm tự ý theo đạo Hồi, tự ý
hủy diệt tôn giáo cũ của họ thì sự hủy diệt phải hữu hiệu hơn ở Giao Chỉ.

Nói thế có gượng ép quá chăng vì Nam Dương cũng theo đạo Hồi, nhưng

lại còn trống. Chúng tôi nghĩ rằng không gượng ép, Nam Dương không
ngoan đạo bằng Chiêm Thành.

Tuy nhiên,, cũng chỉ là ức thuyết. Thời gian sẽ trả lời vì Trung Việt ít bị đào
bới hơn là Bắc Việt.

Các nhà khảo cứu Pháp ở Trung Việt, say mê đền đài Chiêm Thành trên

mặt đất, bận tâm nghiên cứu đền đài ấy, còn ở Bắc Việt chẳng có gì ngoạn
mục hết thành thử họ, rồi nhứt là ta, sau khi họ đi, nỗ lực đào bới rất dữ,
một mô đất cao là có thể bị tình nghi, bị khai quật rồi, thành thử ở đó,
những cổ vật phải được tìm thấy, không ẩn trốn được như ở Trung Việt mà
ai cũng tha cho lòng đất sâu vì nghiên cứu đền đài trên mặt đất đã mệt lắm
rồi.

Ở tất cả các địa bàn của Mã Lai đợt II đều có trống, trừ ở Trung Việt. Cả

ở những địa bàn mà khoa khảo tiền sử không biết là Mã Lai đợt II đã đi
qua, cũng có trống nữa, thí dụ Tây Bá Lợi Á, thế mà Chiêm Thành lại
không, trong khi người Chàm là Mã Lai đợt II rõ rệt, vì họ còn sống sót và
dùng ngôn ngữ của Mã Lai đợt II, tức Mã Lai Nam Dương.

Tưởng cũng nên thêm vài dòng về trống đồng của dân Lạc. Ở chương

Người Mường, chúng tôi sẽ trình chứng tích là bọn đợt II đã đưa trống đồng
tới cho vua Hùng Vương dùng chớ vua Hùng Vương không phát minh
trống đồng vì ông ấy thuộc đợt I.

Nhưng người ta tìm thấy trống đồng ở Tây Bá Lợi Á, rất gần nơi xuất

phát di cư của bọn đợt I, thì phải hiểu sao đây?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.