Nhưng trong xâu chuỗi nầy, chúng tôi chưa tìm ra cái khoen Hơny, có lẽ
là của nhóm Mã Lai rừng rú nào đó ở Bornéo. Nhưng cái khoen Bà Na
Blơny cho thấy quá rõ lộ trình biến dạng như thế đó. Sự biến dạng của danh
từ Mã Lai Lơny thành Lợi của Việt Nam ở biểu số 74 trên đây cũng qua một
lộ trình tương tợ như Hơry thành Trời. Chúng tôi để biểu Lợi và Trời cạnh
nhau để cho thấy rõ cái luật biến dạng đó.
Trong biểu đối chiếu danh từ Ngày, chúng tôi đã nói khá nhiều về danh
từ Hari của Mã Lai và Hara của Nhựt Bổn, nhưng nói chưa đủ.
Thoạt kỳ thỉ, các nhà ngôn ngữ học Âu Mỹ ngỡ rằng Mã Lai đã vay
mượn danh từ đó của Phạn ngữ là Surya. Nhưng xét ra thì Nhựt Bổn không
có tiếp xúc với Ấn Độ trước Tây lịch mà họ đã có Hara trước Tây lịch rồi,
thì sự hơi giống nhau giữa Hari, Hara và Surya chỉ là một cuộc trùng hợp
ngẫu nhiên như trường hợp danh từ Cái Đầu của Việt Nam ngẫu nhiên
trùng hợp với Tàu.
Ngày nay thì Mã Lai Nam Dương chỉ còn dùng danh từ Hari trong hai
trường hợp:
Hari = Ngày
Hari = Ông Thiên
Muốn chỉ vòm trời, họ nói Langít, Chàm cũng nói thế. Người Thái thì
biến thành Ngèn, còn người Cao Miên không biến nhưng lại cho nó một
nghĩa hơi khác là Trời chiều.
Khi mà Cao Miên và Thái đều có Langít (biến dạng, biến nghĩa chút
đỉnh) thì ta cũng phải có vì cả hai đợt đều có hai danh từ chỉ trời với hai
nghĩa khác nhau:
Vòm trời (vật chất)
Ông Thiên (thiêng liêng)