Trong xã hội Mân Việt không thể có hai đợt Mã Lai như trong xã hội Cao
Miên hoặc Việt Nam mà danh từ của đợt nào, có mặt cũng không làm cho ai
ngạc nhiên hết. Ở Mân Việt chỉ có độc một đợt là đợt II, đợt Lạc bộ Mã,
con dân của Câu Tiễn.
Biểu số 116
Việt Nam: Nhắm
Việt Nam: Liếm (Ăn theo lối chó
ăn)
Mường: Lam
Cao Miên: Nham
Ra Đê: Miam (Ăn)
Bà Na: Miam (Ăn)
Mã Lai Á: Nyam (Ăn tiếng nói
của trẻ con)
Mã Lai Á: Minum (Uống)
Cổ ngữ Đông Âu
(Phúc Kiến): Lim (Ăn và Uống)
Mã Lai Phi Luật Tân: Mi miom (Ăn)
Thật ra thì Nhắm là uống hơn là ăn, nhưng vẫn có ăn thế nên Đông Âu
dùng tiếng đó vừa chỉ ăn mà cũng vừa chỉ uống.
Biểu số 117
Việt Nam: Cà
Chàm: Kán (Âm Án đọc theo Bắc Việt
tức như Ál của Pháp)
Mường: Ka
Sơ Đăng: Kaa
Khả Lá Vàng: Aka
Khả Boloven: Ca
Thái: Blá