Người Việt cũng bắt chước Lào, gọi họ là Khả, nhưng ngỡ Khả là tên
dân, không dè nó chỉ có nghĩa là man di mà thôi.
Người Khả được người Pháp đặt tên theo từng nhóm, những tên nầy
thường dựa vào địa lý, thí dụ Khả Phu Ac, Khả Nam South.
Nhưng họ tự xưng là gì, đó mới là điều quan trọng, và rất bất ngờ.
Họ không bao giờ tự xưng là Khả đâu. Mà họ tự xưng là Alak.
Ta xét một biểu đối chiếu danh từ Khả xem sao:
Chó = Acho
Cá = Aka
Vậy thì Alak hẳn phải là Lạc.
Đích thị họ là Lạc Việt.
Ông A. Fraisse không biết gì hết về cổ sử ta nhưng ông gom góp tất cả
những gì ông biết và trình ra hết một cách tạp nhạp để cho người khác lựa
chọn mà dùng. Ông A. Fraisse đã nghĩ sai khi ông cho rằng vì họ có buôn
bán với người Việt nên mới biết tiếng Việt. Một thứ dân trốn tránh trong
rừng từ hai ngàn năm rồi, làm thế nào mà có buôn bán với ai được.
Vả lại họ nói tiếng Việt cổ tức nếu có tiếp xúc thì chỉ có tiếp xúc vào cổ
thời, còn nay thì không. Mà đó là một điều vô lý hết sức. Hồi cổ thời không
có đường sá, nay đường đèo Mụ Già cam nhông chạy được, sao họ lại mất
liên lạc với ta?
Việc tự xưng là Lạc và việc xâm trán (Điêu Đề) của họ cũng rất hùng
biện.
Tới đây, ta nên xem lại sử Tàu, sử Tàu khá giỏi, đã biết thật rõ và thật
đúng nguồn gốc của nước Cao Miên.