NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 976

Tính cách Mông Gô Lích mà ông A. Fraisse ám chỉ đến, cho ta biết rằng

người Khả Lá Vàng khác người Mường vì người Mường thuộc Mã Lai đợt
II, không có tánh cách Mông Gô Lích của chi Mã Lai đợt I.

Thế thì họ không phải là Mường di cư mà lại là Việt Nam đợt I. Nhưng

cũng không phải là Việt di cư nữa vì ta sẽ thấy họ đã lập quốc và bị Chân
Lạp diệt quốc.

Ở chương ngôn ngữ chúng tôi có chứng minh được rằng những danh từ

Việt Nam chỉ những gì mà họ có trước khi người Tàu đến như nhà, sông,
núi, tay chơn, v.v. không giống của nhóm Mã Lai nầy thì giống của nhóm
Mã Lai khác chớ không phải là tiếng Tàu như hai giáo sư đại học Nguyễn
Phương và Lê Ngọc Trụ đã nói. Tuy nhiên vẫn có lối 4 phần trăm danh từ
không giống danh từ của bất kỳ nhóm Mã Lai nào hết.

Ta có thể ước đoán mà không sợ sai lầm rằng đó là danh từ của chủng

Mê-la-nê, chủng mà dân Lạc Việt đã lãnh đạo từ thời Làng Cườm cho đến
nay. Đó là tên những cái cây, những con thú mà chỉ có người thổ trước Mê-
la-nê mới có và dân Lạc Việt đến sau, bắt buộc phải vay mượn.

Thí dụ bất kỳ cây đại thọ nào mà gỗ rắn chắc đều được người Khả Lá

VàngKhả Văn Minh gọi là Lin, mà Lin thì không khác xa Lim của Việt
Nam bao nhiêu.

Đã bảo rằng bất kỳ thổ sản địa phương nào cũng bị các nhóm Mã Lai gọi

khác hết, vì hồi họ sống chung với nhau ở bên Tàu, thì không có những thứ
ấy.

Nhưng di cư tới Đông Nam Á, rồi thì mỗi nhóm học với thổ dân ở các

địa bàn định cư, mà thổ dân đó thì không giống nhau. Chúng tôi đã đưa ra
thí dụ điển hình nhứt là danh từ Dừa.

Việt Nam: Dừa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.