Lời nói đầu
Cuộc đời Nguyễn Du có nhiều chỗ “mờ”! Mười năm gió bụi là cả
một khoảng thời gian dài Nguyễn Du ở Thái Bình làm gì, hay còn đi
đâu nữa? Nguyễn Du có chống Tây Sơn không và chống như thế
nào? Mối tình Nguyễn Du với Hồ Xuân Hương kéo dài ba năm là
lúc ông ở độ tuổi bao nhiêu? Nguyễn Du theo Gia Long có phải là tự
nguyện? Rồi Truyện Kiều sáng tác ở thời điểm nào? Tại sao nhiều
bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du viết về cảnh vật, con người Trung
Hoa lại không trùng với con đường mà ông đi sứ?...
Tất cả những điều đó, các nhà nghiên cứu đều đang gắng sức
giải mã. Cũng đã có những giả thiết, những đoán định hợp lý, hợp
tình, song vẫn cần những chứng cứ chính xác để tìm sự đồng thuận
cao. Nhưng không phải vì thế mà người ta bớt yêu Nguyễn Du, bớt
yêu Truyện Kiều, bớt yêu Văn tế thập loại chúng sinh và hàng trăm
bài thơ, bài văn của Nguyễn Du bằng chữ Nôm, chữ Hán. Trái lại,
các công trình nghiên cứu Nguyễn Du và tác phẩm của ông càng ngày
càng thu hút giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Người Mỹ, người
Anh, người Pháp, người Nga, người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ… đều có những tổ chức, những chuyên gia nghiên
cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều. Người Việt hải ngoại hướng tới quê
hương cũng tiếp cận Nguyễn Du và tác phẩm của ông không ít. Ở
trong nước, di tích Tiên Điền, quê hương Nguyễn Du được xem là di
tích cấp đặc biệt của quốc gia. Đặc biệt năm 2011, một tổ chức
nghiên cứu Truyện Kiều của các nhà khoa học và những người yêu
mến Nguyễn Du, yêu mến Truyện Kiều được thành lập, gọi là Hội
Kiều học Việt Nam.
Tất cả những điều ấy cho thấy Nguyễn Du và Truyện Kiều
luôn là một ma lực, hấp dẫn. Đặc biệt Truyện Kiều được phổ biến,