chuyện tương tự có nguồn gốc từ những sự kiện thực tế. Tiền bạc có thể
mua được hạnh phúc, nhưng chỉ ở mức độ là bạn có thể dùng tiền để làm
những gì thực sự phù hợp với bạn. Thế nhưng tiền bạc có thể quay lại
chống bạn.
Hãy nhớ rằng bạn càng có nhiều tiền thì giá trị của khoản tiền kiếm
thêm được sẽ càng giảm. Nói theo cách nói của giới kinh tế, giá trị hữu
dụng biên của đồng tiền sẽ giảm mạnh. Một khi bạn đã thích nghi với mức
sống cao hơn thì mức sống ấy có thể mang đến cho bạn chẳng bao nhiêu
hoặc chẳng chút gì hạnh phúc. Thậm chí nó còn có tác dụng ngược lại, nếu
như khoản chi phí phát sinh thêm nhằm duy trì lối sống mới ấy tạo ra những
lo âu hoặc tạo thêm áp lực phải kiếm tiền bằng những cách không thỏa
đáng.
Hơn nữa, của cải nhiều hơn đòi hỏi phải tăng cường quản lý. Trông coi
tiền bạc làm tôi cảm thấy rất khó chịu. (Đừng nghe vậy mà bảo tôi đem hết
tiền của cho bạn: trông coi tiền bạc còn dễ chịu hơn là đem tiền của mình đi
cho người khác).
Các cơ quan thuế cũng góp phần làm cho đồng tiền mất đi hiệu quả của
nó. Kiếm thêm tiền thì thuế nộp sẽ tăng vọt lên không tương xứng. Kiếm
tiền nhiều hơn thì làm việc nhiều hơn. Làm việc nhiều hơn thì chi tiêu cũng
nhiều hơn: nào là phải chi thêm tiền để dời đến sống gần nơi làm việc ở một
vùng đô thị đắt đỏ hay chi thêm cho chi phí đi lại, phải mua sắm thêm các
thiết bị tiết kiệm sức lao động, thuê người làm việc nhà, và chi thêm cho
những khoản giải trí đắt tiền hơn. Chi tiêu nhiều thì làm việc phải nhiều
hơn. Rồi cuối cùng có thể bạn sẽ phải chạy theo một lối sống xa hoa nắm
quyền điều khiển bạn thay vì ngược lại. Có lẽ một cuộc sống đơn giản hơn,
ít tốn kém hơn sẽ mang lại cho bạn nhiều giá trị hơn, nhiều hạnh phúc hơn.
Còn thành tựu thì sao?
Có người chỉ muốn gặt hái thành tựu trong đời – và cũng có người có
suy nghĩ đúng đắn hơn. Tất cả các tác giả viết sách hướng dẫn đều theo