thời gian nhiều với nhóm người ít ỏi mang đến cho bạn 80% ‘giá trị quan
hệ’.
Như vậy, đã rõ chúng ta cần phải làm gì. Hãy bám theo chất lượng hơn
là số lượng. Hãy bỏ ra thời gian và công sức của mình để củng cố và làm
thâm sâu hơn các mối quan hệ quan trọng.
Thế nhưng còn có một lời khuyên khác, liên quan đến thời gian của các
mối quan hệ trong cuộc sống của chúng ta. Hóa ra khả năng tạo ra những
mối quan hệ gần gũi của con người hoàn toàn không phải là vô hạn. Luôn
có một sự thỏa hiệp giữa chất và lượng mà chúng ta cần phải ý thức rõ.
Lý thuyết làng mạc
Các nhà nhân học nhấn mạnh rằng số lượng các mối quan hệ cá nhân
quan trọng và mang lại cho chúng ta niềm vui mà chúng ta có thể thiết lập
là có hạn.2 Dường như mẫu hình chung của mọi người trong xã hội là có
hai người bạn quan trọng từ thời niên thiếu, hai người bạn quan trọng lúc
trưởng thành và hai bác sĩ. Thông thường, có hai người mà chúng ta có
quan hệ tình dục làm cho tất cả những người khác trở nên lu mờ. Thông
thường nhất là bạn chỉ yêu có một lần và có một thành viên trong gia đình
mà bạn yêu thương trên tất cả những thành viên còn lại. Các mối quan hệ cá
nhân quan trọng đối với mọi người rất sát nhau về số lượng, bất chấp là họ
ở đâu, trình độ tư duy thế nào và thuộc văn hóa nào.
Quan sát này dẫn đến ‘lý thuyết làng mạc’ trong ngành nhân học. Trong
một ngôi làng châu Phi, tất cả những mối quan hệ này xảy ra trong khoảng
cách vài trăm mét và thường được hình thành trong một khoảng thời gian
ngắn. Đối với chúng ta, những mối quan hệ này có thể trải rộng ra khắp
hành tinh và kéo dài suốt cả đời người. Dẫu gì đi nữa, những mối quan hệ
ấy tạo nên một ngôi làng mà mỗi người trong chúng ta đều có trong đầu. Và
một khi những ô đó đã được lấp kín, chúng xem như đã vĩnh viễn bị lấp kín.
Các nhà nhân học cho rằng nếu chúng ta có quá nhiều kinh nghiệm quá
sớm thì chúng ta không còn khả năng thiếp lập thêm các mối thâm giao.