Tạm kết
Việt Nam thời Nguyễn Trường Tộ
T
rương Bá Cần nhận định:
"Nước ta, thời Nguyễn Trường Tộ cũng có vua, có quan lại, có Triều
đình. Nhưng tất cả quyền hành là ở trong tay vua, các quan lại chỉ là bầy
tôi, hiểu theo đúng nghĩa đen của từ đó. Bởi vì vua muốn thăng ai, giáng ai
thì đều trọn quyền và lắm lúc rất tự tiện. Đọc chính sử nhà Nguyễn, khi
thấy những quan đại thần, đầu triều như Phan Thanh Giản, Trần Tiễn
Thành... mỗi lần đi thương thuyết xin đòi lại ba tỉnh, sáu tỉnh Nam Kỳ
không được đều bị giáng ba bốn cấp, ai mà chẳng buồn cười.
Trong một chế độ chính trị tập trung quyền hành như thế, nếu vua
không quyết định làm, thì chẳng ai dám quyết định cả.
Vua Tự Đức, theo như nhiều tác giả bình luận, cũng là một con người
thông minh, có thể hiểu được nhiều việc, mặc dầu bị đóng khung trong nội
cấm. Từ đầu năm 1866, hình như nhà vua bắt đầu để ý đến Nguyễn Trường
Tộ, giao cho Nguyễn Trường Tộ đi tìm mỏ than, rồi lại sai Nguyễn Trường
Tộ cùng với Giám mục Gauthier đi Pháp thuê thầy và mua sắm dụng cụ mở
trường kỹ thuật theo phương pháp Tây phương ở Huế. Đầu năm 1868, khi
phái đoàn Nguyễn Trường Tộ và Giám mục đem các dụng cụ máy móc và
sách kỹ thuật về, nhà vua rất vui mừng và săn đón, việc mở trường coi như
đã sắp hình thành. Nhưng do phản ứng của sĩ phu khắp nơi, sợ ảnh hưởng
của Tây phương, sợ ảnh hưởng của Công giáo, nhà vua lại chùn bước, việc
mở trường bị bỏ dở, các sách vở và máy móc dụng cụ, tốn hàng chục ngàn
quan Pháp mua về chỉ để chất đống trong kho cho tới hư hỏng. Vua Tự Đức
là ông vua nhu nhược, sợ sự chống đối của sĩ phu, không bao giờ dám