nhiều tác giả
Nhà thơ Bùi Giáng
Bùi Giáng - Nhà thơ cuối cùng của thế kỷ 20
Nhà thơ Bùi Giáng (1926-1998).
Có lẽ những người yêu thơ Việt Nam vẫn còn nhớ ngày này cách đây 5
năm (7/10/1998), thi sĩ Bùi Giáng của chúng ta đã trút hơi thở cuối cùng ở
Sài Gòn. Bùi Giáng, không chỉ là nhà thơ, mà đi xa hơn, ông chính là hiện
thân của một "đạo thơ", một "thi sĩ sinh ra giữa cỏ cây và sẽ chết đi giữa cỏ
cây ly kỳ gây cấn"...
Sự nghiệp của Bùi Giáng tỏa rộng qua nhiều lĩnh vực, từ thơ, nghiên cứu
phê bình, bình giảng, làm báo và dịch thuật. Nhưng có thể khẳng định thơ
đã "can thiệp", xuyên suốt và xuyên thấu qua hết mọi địa hạt của ông. Nói
cách khác, cái lõi của vấn đề Bùi Giáng là "lõi thơ". Không những Bùi
Giáng dịch hay như làm thơ (tiêu biểu là các cuốn Ngộ nhận, Hòa âm của
điền dã, Hoàng tử bé)... mà ông viết nghiên cứu cũng dào dạt mê cuồng
như làm thơ (Tư tưởng hiện đại)... Ông lấy "thi tưởng" để "quán" hết mọi lẽ
trong hành động. Vì thế mới có những nhận định về Bùi Giáng theo kiểu
như của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đó là "ngủ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ,
đứng ra thơ".
Điều tôi quan tâm ở thơ Bùi Giáng cũng là thái độ về lẽ biến hóa, vô
thường đó. Ông là người kết hợp được những lý lẽ uyên áo, trầm mặc của
tinh thần phương Đông với triết lý thực nghiệm, thực dụng của phương Tây
nên càng về cuối đời, thơ Bùi Giáng càng có những cuộc đảo lộn dữ dội về