tưởng tôi có họ hàng với Hà Huy Tập, Hà Huy Giáp nên chúng đã bắt tôi.
Sau khi nghe giọng nói Nam Bộ của tôi, chúng thả tôi ra và cảnh cáo không
được viết những bài chống lại cảnh lố lăng du nhập từ nước ngoài”.
Các nhân vật thi ca luôn luôn đậm nét trong thơ của Kiên Giang - Hà Huy
Hà là những con người cơ cực, nghèo khổ nhưng rất tình đời, tình người đó
là chân dung những bà mẹ nghèo ở miền Tây Nam Bộ, hình ảnh cậu học trò
nhà quê nghèo mà chất phác, người đàn bà thay chồng đánh xe bò mỗi ngày
qua ngõ Hàng Xanh, cô giáo nghèo trường làng... Những làng xóm miền
Nam, khói đốt đồng, cái bánh ống Trà Vinh, miếng trầu mẹ già, manh lụa
mo cau... là chất liệu làm nên nhà thơ "du mục" Nam Bộ ấy.
Nhà thơ Kiên Giang - Hà Huy Hà
Cậu bé nhà nghèo, nhà quê ở miệt U Minh - Kiên Giang sau này trở thành
nhà thơ nhưng nỗi ám ảnh về giàu - nghèo luôn day dứt, có lẽ cái ý thức sâu
sắc đó sau này thôi thúc, dẫn nhà thơ đến với những hoạt động xã hội.
Hồi nhỏ chơi trò con nít:
Anh moi đất nắn "tượng người"
Em thơ thẩn nhặt lá rơi... làm tiền
Nhưng sự thật phủ phàng của cuộc đời bao giờ cũng tạo bi kịch:
Tiền không là lá em ơi
Tiền là giấy bạc của đời in ra
Người ta giấy bạc đầy nhà
Cho nên mới được gọi là chồng em
Bài thơ “Tiền và lá” này được viết từ 1946, tam sao thất bổn, có lúc đã bị
nhiều người tưởng lầm là thơ Nguyễn Bính, gần đây đứa con “Tiền và lá”
mới trở lại với Kiên Giang - Hà Huy Hà. Gần 60 năm đã trôi qua, ai dám
nói tiền không là lá, lá không là tiền?
Đời nhà thơ Kiên Giang - Hà Huy Hà trôi nổi nhiều, lận đận cũng lắm! Là