www.nhatquantungthu.com
189
Bồ-Tát: Tất nhiên phải có cảnh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, song con
người vọng động, tâm không tĩnh thì chẳng thể tới được, cho nên nói nơi đây là
Thế Giới Tây Phương Cực Lạc là muốn biểu thị ý nghĩa “Phải có tâm Tây
Phương trước rồi sau mới có cõi Tây Phương.”
Thái Sinh: Ha ha, lời dạy của đức Bồ-Tát quả thật là siêu diệu, sẽ giúp
người đời thức tỉnh sâu xa, và hiểu được rằng phải thực hành như thế nào mới
có thể siêu sinh cõi Phật Tây Phương.
Bồ-Tát: Muốn siêu sinh cõi Phật Tây Phương không khó, chỉ cần tẩy trừ
sạch căn duyên tửu sắc, tài khí, ái ố dục liền thành Tiên tiêu dao tự tại.
Thái Sinh: Thưa đúng vậy, đúng vậy, tất cả chúng sinh đều có Phật tính,
nhưng những tội hồn bị đày tại địa ngục có Phật tính không?
Bồ-Tát: Đương nhiên cũng có Phật tính.
Thái Sinh: Thưa, nếu có Phật tính thì Phật tính có cùng chịu hình phạt
không?
Bồ-Tát: Phật tính không bị hủy hoại, không tướng, không trụ do đó không
bị tội.
Thái Sinh: Thưa, tại sao lại không cùng chịu tội?
Bồ-Tát: Phật tính vô hình vô tướng, chân không diệu hữu. Còn tính chúng
sinh chấp trước phiền não, tham dục không cùng, hồn phách không rời, do đó
Phật tính có thể ví với “không”, chúng sinh tính có thể ví với “hữu”, bởi vậy
mà Phật tính không cùng chịu tội.
Thái Sinh: Thưa đức Bồ-Tát có thể nói rõ về quá khứ lúc còn tại thế
không?
Bồ-Tát: Đã gọi là Bồ-Tát thì không còn có tâm quá khứ, hiện tại, vị lai vậy
mà Thái Sinh lại còn muốn biết về quá khứ của tôi sao?
Thái Sinh: Ha ha, đa tạ Bồ-Tát đã mở trí cho, lời dạy của Bồ-Tát quả là
siêu diệu... Kính xin đức Bồ-Tát giảng giải về ý nghĩa của tiếng “Phật”.
Bồ-Tát: Phật tức chẳng phải là loại người tam tâm tứ tướng, thất tình lục
dục. Phật không chấp, không nhiễm, không phân biệt, không đến không đi cho
nên gọi là Phật.
Thái Sinh: Thưa còn phàm tâm chết, Thánh tâm sống ý nghĩa là như thế