www.nhatquantungthu.com
190
nào?
Bồ-Tát: Phàm tâm tức là tâm người trần, tâm phiền não, cũng là tâm khỉ ý
ngựa, thường trói buộc cùng thất tình lục dục, cho nên người phàm không giữ
hồn yên tịnh nỗi một ngày, tâm thanh tĩnh nổi một phút, thứ tâm này là phàm
tâm. Do đó chỉ người tu đạo mới có thể chế phục nổi tâm này, để cho tâm
trong sáng giác linh hiển lộ, tâm trong sáng giác linh là tâm Thánh, tâm siêu
phàm.
Thái Sinh: Thưa tại sao thiền tông lại phân chia thành ba bậc thượng, trung,
hạ?
Bồ-Tát: Vì chúng sinh phân biệt nên mới có sự phân chia thành ba cấp
thượng, trung, hạ còn theo như sự tri kiến của Phật thì không có phân biệt
thượng, trung, hạ.
Thái Sinh: Thưa vậy thì còn gì để nói.
Bồ-Tát: Bởi vì chúng sinh phân chia thành ba bậc thượng, trung, hạ cho
nên Tiên Phật mới thiết lập ba bậc pháp thượng, trung, hạ. Chúng sinh nếu như
không có tâm phân chia ba bậc thượng, trung, hạ thì Tiên Phật cũng chẳng
thiết lập ba bậc pháp thượng, trung, hạ, đó là tất cả nguyên nhân.
Thái Sinh: Thưa, có phải giữ được tâm Như Lai là đắc pháp thượng thừa?
Bồ-Tát: Ha ha, Thái Sinh nói rất đúng, pháp Như Lai chỉ có một pháp, giữ
một tâm duy nhất sao cho giống hệt tâm sơ nguyên bản lai thì là tâm Như Lai,
là tâm Phật vậy.
Thái Sinh: Thưa thế nào là đốn ngộ?
Bồ-Tát: Đốn là trừ bỏ tâm tư vọng tưởng, ngộ là thấy tính đạo đức là pháp
môn đốn ngộ.
Tế Phật: Lời dạy của huynh Diệu Năng quả là thuộc trí huệ siêu việt, giúp
kẻ học đạo thấy được cảnh giới mới mẽ, thực quả phi phàm.
Bồ-Tát: Đạo huynh chớ quá khen, ai mà không rõ đạo huynh có thể phân
thân thành muôn vạn ức, không trói không buộc, độ được rất nhiều Phật tử có
duyên.
Tế Phật: Huynh Diệu Năng chớ quá ca ngợi. Bữa nay thời giờ đã trễ, xin
tạm ngừng cuộc đàm đạo tại đây, hy vọng còn có dịp gặp lại, chào tạm biệt.