www.nhatquantungthu.com
204
Thái Sinh: Thưa, đêm nay ân sư đột nhiên đề cập tới vấn đề “lục luân”, tức
tâm đức đối với xã hội để bổ túc cho “ngũ luân” là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín con
rất hoan nghênh, vì đó là điều con hằng mong ước, nghĩ ngợi. Con cũng không
rõ tại sao ý của ân sư với ý của con lại trùng hợp như cùng một tâm phát ra,
thực quả là kỳ diệu.
Tế Phật: Thầy trò mình không cùng thân nhưng cùng tâm, tâm tâm tương
ứng, bởi lẽ tâm trong trẻo linh ứng là tâm Phật, Phật Phật tâm tương ứng, tâm
tâm tương ứng, thầy trò một tâm, há sai chệch được sao?
Thái Sinh: Thưa ân sư quả đúng như vậy, tâm Phật không hai, Phật tâm
duy nhất, song tại sao Thánh Hiền đời trước lại không đề xướng “lục luân”, tức
tâm đức xã hội như ân sư ngày nay?
Tế Phật: Trò ngoan, đời xưa không đặt ra luật lệ giao thông, vì khách bộ
hành không gặp trở ngại, còn ngày nay nếu không có luật đi đường hẳn là giao
thông sẽ bị tắc nghẽn.
Thái Sinh: Ha ha, quả đúng như vậy, luật lệ đời sống của người dân tùy
thời đại mà thay đổi, cũng như thời xưa chẳng có Tiên Phật giáng cơ dạy đạo
mà mọi người vẫn sống đạo đức. Nhưng ngày nay trí tuệ người ta ngày một tối
tăm, tâm nghi ngờ ngày một nặng nề, nên cần phải có phương thức hiển hóa để
thức tỉnh những tâm hồn mê muội, còn không họ sẽ chẳng chịu tu nhân tích
đức. Việc làm mờ ám của ta đôi khi chỉ che giấu nổi pháp luật, còn chẳng thể
che giấu nổi mọi người, nhất là đối với lương tâm của chính ta.
Tế Phật: Trò ngoan, lời nói vừa rồi của con quả là sâu sắc.
Thái Sinh: Thưa có cũng là nhờ ân sư và con có sự đồng tâm.
Tế Phật: Như vậy rất hay, hy vọng con có thể tâm tâm tương ứng cùng chư
Phật để thầy trò mãi mãi một lòng.
Thái Sinh: Thưa vâng, thưa vâng.
Tế Phật: Bữa nay hãy sử dụng phương pháp đàn cơ nói về “lục luân”, tức
“công đức tâm” để giúp mọi người tự thức tỉnh cùng giác ngộ.
Thái Sinh: Thưa ân sư, bữa nay thầy hướng dẫn con dạo thăm những nơi
nào để viết sách?
Tế Phật: Thầy sẽ hướng dẫn con xuất ngoại dạo thăm một quốc gia văn
minh tiên tiến, để con có dịp nhận xét về khía cạnh tôn trọng và giữ gìn “công