www.nhatquantungthu.com
42
sự thiệt thòi phiền toái, nên luôn luôn xúi giục chồng dọn nhà ra ở riêng, đó là
cách hành động của loại phụ nữ không chịu thực hiện đức hiếu thảo.
Nay kẻ tu trì đạo lớn cũng vậy, nếu như ở vào hoàn cảnh thuận lợi, ở trong
sự sinh hoạt dễ dàng, mọi chuyện bình thường giải quyết chẳng khó khăn thì
làm sao có thể gọi là tu đạo được. Còn nếu như ở trong một môi trường cực kỳ
khó khăn, đầy khốn quẫn, đầy dèm pha khinh thị mà vẫn giải quyết mọi
chuyện êm thắm, cần nhẫn liền nhẫn, cần nhường liền nhường, không động
loạn, không thất tiết, không mất chí, quyết tâm làm gương cho kẻ khác noi
theo, đem thân làm bài học cho đời, bởi lẽ thân dạy bao giờ cũng ứng nghiệm
hơn lời dạy (dĩ thân tác tắc, thân giáo thắng ư ngôn giáo). Loại người tu đạo
này tuy chưa gọi là tu đạo, song theo ta họ đã thành đạo. Cho nên tu đạo với
không tu, chân tu với giả tu có thể căn cứ vào đó mà phân biệt, thành đạo với
chưa thành đạo có thể căn cứ vào đó mà xác định giá trị.
Đạo vốn tùy lúc tùy thời ở cạnh ta, đạo không chỉ có ích cho người già, đạo
không phải là tích cực hay tiêu cực, đạo không phải là buông bỏ hay níu kéo,
đạo không phải là tự trói hay tự buộc. Cho nên kẻ nhiễm những ý niệm trên
trong đầu đều bị rớt vào tình trạng thiên kiến. Thế mới biết “Dưỡng binh ngàn
ngày, dụng binh một lúc” (Dưỡng binh thiên nhật, dụng binh nhất thời). Lúc
yên không luyện binh, nuôi binh, khi loạn làm sao có quân nổi? Ngày nay tu
đạo cũng vậy, bình thường là đạo, sinh hoạt hàng ngày là đạo, đạo chẳng giống
như cây cỏ có sinh có tử, đạo sống động hoài hoài, vô cùng viên dung, mong
sao đạt được đạo trung hòa. Do đó, có kẻ nhờ đạo mà sống, có người vì đạo mà
mê. Có câu “Đạo chẳng xa người, chỉ có người xa đạo” (Đạo bất viễn nhân,
nhân chi vi đạo nhi tự viễn). Đó là sự chứng minh rõ ràng rồi vậy!
Sở dĩ chê bai đạo là vì còn đứng ở ngoài cửa đạo, chưa chính thức vào bên
trong. Kẻ hành đạo mà còn cảm thấy khổ sở là còn ở ngoài cửa chưa vào trong;
kẻ vào đạo mà còn cảm thấy hoang mang sợ hãi là hãy còn ở ngoài cửa chưa
vào trong cửa. Kẻ tu đạo mà còn cầu cảm ứng Tiên Phật là còn ở ngoài cửa
chưa vào được bên trong, kẻ tu đạo mà nhích một tấc cũng không nhích nổi là
còn ở ngoài cửa chưa vào bên trong, tu đạo mà còn thấy có cửa là còn ở ngoài
cửa chưa vào bên trong. Đạo vốn sống động tràn trề chứ không ù lì, không rời
rạc, nếu như kẻ hành đạo mà cảm thấy mình khổ sở như vừa nói ở trên hẳn là
chưa đạt được cứu cánh của đạo, đó không phải là đạo giải thoát, nếu chưa ngộ
được chân đạo thì đạo đó còn là đạo dễ đổ, chứ chưa là đạo vững bền; là đạo