www.nhatquantungthu.com
84
Tế Phật: Tại sao không?
Thái Sinh: Vì mọi người bận rộn sinh đẻ nuôi nấng con cái, để phòng tới
lúc tuổi già.
Tế Phật: Ha... ha... Nuôi nấng dạy dỗ con cái đó là trách nhiệm, giả sử
không hoàn tất nổi trách nhiệm, mà lại còn lợi dụng danh nghĩa ấy để đề phòng
tới lúc tuổi già có nơi nương tựa, thì đó là sự ỷ lại, sự vị kỷ. Nếu giữ mãi tâm
địa này vô hình trung đã đè ép tâm linh trẻ thơ, bắt chúng phải gánh cái gánh
nặng ỷ lại và vị kỷ của cha mẹ chúng suốt một đời sao? Nuôi dưỡng con cái
chẳng qua chỉ là vấn đề đã sinh con là phải nuôi, phải dạy, cho nên trách nhiệm
đó chỉ có thể quy về chính mình chứ không được đổ lên đầu con trẻ.
Thái Sinh: Ân sư lý luận thật quả là cao minh, các bậc làm cha, làm mẹ
trước hết phải có cái nhìn sáng suốt này, nếu được như vậy, thiết nghĩ gia đình
sẽ hạnh phúc, xã hội sẽ thái hòa.
Tế Phật: Đó là cách tạo dựng nhân duyên loài người của tạo hóa, là cách
vận chuyển của pháp lý hữu vi, là chân lý của cuộc đời, nên mới hàm chứa ý
nghĩa về trách nhiệm giáo hóa sâu xa đến như vậy.
Thái Sinh: Song, còn một số người sinh con đàn con đống, theo tôn ý của
ân sư họ nên xử sự như thế nào?
Tế Phật: Sách có câu “Trời khó tin, mệnh khó bền” (Thiên nan kham, mệnh
mi thường), ý nói vận mệnh của con người khó mà toan tính nổi, cho nên trước
hết phải biết luật nhân quả là trách nhiệm của cái ta nhỏ bé, chúng sinh là trách
nhiệm của cái ta to lớn. Dĩ nhiên luật nhân quả ràng buộc con người rất nhiều,
song vẫn có thể lấy “Đức” biến hóa nhân quả, không cho luật nhân quả khống
chế đời sống của ta. Còn nếu như ta cứ chịu khuất phục nhân quả, thì chẳng
hóa ra là ta cam phận làm chúng sinh muôn đời muôn kiếp, vĩnh viễn không
thể trở thành kẻ giác ngộ nổi hay sao? Mê và giác vốn chia hai ngã, kẻ giác
ngộ có thể thay đổi được luật nhân quả của tạo hóa; kẻ mê lầm mãi mãi nhận
chịu sự chi phối của luật nhân quả đã an bài sẵn. Kẻ si mê nuôi con hy vọng
lúc về già được chúng phụng dưỡng là mắc vào vòng nhân quả luân hồi; người
giác ngộ nuôi dưỡng đạo để minh tâm kiến tánh hầu vượt thoát khỏi vòng luân
hồi nhân quả về cõi Niết Bàn.
Thái Sinh: Thưa, bữa nay trong Nhân Gian Du Ký ân sư đã đột nhiên đạp
tung được chướng ngại mà bấy lâu tôn giáo không dám đề cập đến, song đối