NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 160

(Ông Quách đối với ta hết sức ân cần)

Ngay đầu đề bài thơ đã thể hiện một sự kính trọng, gọi người cai tù họ

Quách là tiên sinh. Ở Trung Quốc, tiên sinh được dùng cho những người
được tôn trọng, đề cao, một phép lịch sự, một thái độ ứng xử văn hóa.

Trong tù, những cai tù như Quách tiên sinh chỉ là hạn hữu, nhưng nó

chứng tỏ trên thế gian này, dù ở nơi tối tăm u ám nhất vẫn còn những đốm
sáng, vẫn có những con người nhân bản, giúp đỡ những người hoạn nạn.
Từ sự ân cần đối đãi của Quách tiên sinh, Bác hạ hai câu thơ như một lời
bình luận, một phát biểu mang ơn, một cái nhìn, một khẳng định, một niềm
tin nơi con người:

“Tuyết trung tống thán” tuy nhiên thiểu

Thế giới nhưng tồn giá chủng nhân

(Những người “Trong tuyết cho than” tuy rằng ít

Nhưng trên đời vẫn còn những người như thế)

Tuyết trung tống thán là một thành ngữ có nghĩa là cho than sưởi ấm

những ngày tuyết rơi, đã toát ý giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn. Thành
ngữ này lấy từ tích vua Tống Thái Tông năm Thuận Hóa thứ tư (993), thấy
trời rét tuyết rơi đã sai quân đem gạo và than cho người già và người
nghèo. Phạm Thành Đại trong một bài thơ có câu Bất thị tuyết trung ưng
tống thán (Phải chăng ngày có tuyết phải cho than). Việc sử dụng hai thành
ngữ cổ Bình thủy tương phùng, Tuyết trung tống thán đã làm tăng biểu hiện
lòng tôn kính đối với tiên sinh họ Quách.

-----

(1) Bản dịch của Nguyễn Thế Nữu:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.