NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 163

Lại cũng giống hệt cửa hàng bán ang ngoài phố.

Dịch thơ:

Ngoài lao sáu chín chiếc ang người,

Ang chất trong lao biết mấy mươi;

Nhà ngục mà như nhà chế thuốc,

Gọi là hàng chĩnh cũng không sai.(1)

BĂNG THANH dịch

ANG CHẤT TRONG LAO BIẾT MẤY MƯƠI

Tại Thiên Giang và nhà ngục Thiên Giang (2) có một hiện tượng kỳ lạ

là trong và ngoài nhà ngục đều có rất nhiều nhân áng (vật dụng chôn người
chết) mà Bác đã ghi lại trong bài thơ Thiên Giang ngục (Nhà ngục Thiên
Giang).

Áng còn gọi là ang - cái ang, một loại chum bằng gốm miệng nhỏ có

nắp đậy. Ở Thiên Giang và một số vùng ở tỉnh Quảng Tây có tục chôn
người chết bằng ang. Theo GS. Hoàng Tranh (Trung Quốc), ang là một loại
bình bằng gốm, bụng to, giống cái chum, dân vùng này gọi là Kim Tháp
dùng để đựng hài cốt sau khi cải táng (chôn hài cốt lần thứ hai). Lần thứ
nhất chôn thi thể trong quan tài gỗ, lần thứ hai, sau vài năm thì bốc mộ, bỏ
xương vào bình gốm (ang) chôn tiếp hoặc giữ lại. Theo cụ Trần Đắc Thọ
trong Hồ Chí Minh - thơ toàn tập, ở Thiên Giang có tục chôn người chết
bằng ang. Người chết được chôn theo tư thế ngồi. Có lẽ ở Thiên Giang
không có tục cải táng, nên trong thơ tác giả không đề cập đến loại ang nhỏ.
Cụ Trần Đắc Thọ cũng cho biết: Ở Việt Nam khá nhiều mộ chum niên đại
khoảng 2500 - 3000 năm trước đây, thuộc văn hóa Sa Huỳnh, tại huyện
Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Mộ chum khai quật được hồi tháng 5-1994, có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.