NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 5

NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI

BÌNH

Lê Xuân Đức

www.dtv-ebook.com

Lời Tác Giả

Năm 1960, lần đầu tiên Viện Văn học dịch và xuất bản tập thơ Nhật

ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh với 113 bài thơ. Năm 1990, kỷ niệm
lần thứ 100 ngày sinh Bác Hồ, Viện Văn học công bố Nhật ký trong tù có
135 bài thơ, trong đó bài Đề từ được đánh số 1, cộng với bài Mới ra tù, tập
leo núi. Năm 1991, NXB Khoa học xã hội cho in Nhật ký trong tù với 133
bài thơ theo trình tự, số thứ tự các bài đúng như trong nguyên tác.

Hiện nay bản gốc Nhật ký trong tù - Ngục trung nhật ký được lưu giữ

ở Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có số hiệu BTCM6689 - G9, đó là
một cuốn sổ tay khổ 9,5x12,5cm gồm 80 trang giấy dó.

Nhật ký trong tù là tập nhật ký được ghi bằng thơ. Sự kiện xảy ra khi

Bác Hồ từ Việt Bắc sang Trung Quốc với tư cách là người lãnh đạo Việt
Nam độc lập đồng minh hội trong tổ chức Đồng minh Quốc tế chống phát
xít để gặp yếu nhân ở Trùng Khánh thì bị chính quyền Trung Hoa dân quốc
bắt giam trên đường đi tại Túc Vinh ngày 29-8-1942. Trải qua 377 ngày bị
giải đi giải lại và bị giam tại 30 nhà tù ở tỉnh Quảng Tây, đến ngày 10-9-
1943 Bác mới được trả tự do.

Qua Mười bốn trăng tê tái gông cùm (Tố Hữu) ấy, không kể lời đề từ

đứng độc lập, không đánh số, Bác đã ghi nhật ký bằng 133 bài thơ với 2700
chữ, trong đó có 125 bài tứ tuyệt, 8 bài thuộc các thể loại khác, gồm:

4 bài ngũ ngôn, 2 bài thất ngôn bát cú, 1 bài tứ tuyệt liên hoàn, 1 bài

chỉ có đầu đề - bài thứ 100 Liễu Châu ngục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.