Vô danh dịch:
Non sông Hồng Lạc, giặc xâm lăng
Thẳng thắng, Trần công cố sức ngăn.
Trời đất biết cho lòng sốt sắng,
Kiếp đời ghi mãi chí thù hằn.
Đền thờ tỏ dấu dân trong nước,
Thơ vịnh nêu tình khách viết văn.
Những đứa phản thần qua đến cửa,
Gục đầu, run mật, cặp mày nhăn.
Ngoài những dinh và đền thờ ở nhiều nơi, tên ông còn được đặt cho trường
học, đường phố trong tỉnh An Giang.
Bùi Thụy Đào Nguyên, biên soạn.
Chú thích:
( 1)Theo Thạc sĩ Trần Văn Đông: Căn cứ vào quá trình hoạt động, có thể
phỏng đoán ông sinh năm 1818 hoặc 1819, vào cuối triều Gia Long (Cuộc
khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa, báo Thất Sơn số 45, 1999)
(2)Nguyễn Thị Thạnh (1825-1899), là người vợ hiền hậu, đảm đang và
cũng là người góp nhiều công lao, nhất là về mặt hậu cần, trong công cuộc
khởi nghĩa của chồng. Ông Thành và bà có 3 người con: một tên Trần Văn
Nhu (1947-1914), còn gọi là Cậu hai nhà Láng (người miền Nam gọi con
đầu lòng thứ hai), người lập ra Bửu Hương tự; người thứ hai không biết trai
hay gái, không nghe ai nói đến; người thứ ba là Trần Văn Chái (1855-
1873), người đã tham gia cuộc khởi nghĩa của cha mình.
Hiện phần mộ bà Thạnh ở gần Bửu Hương tự và Bửu Hương các tức trại
ruộng của bà khi xưa.
(3)Có thể nói Trần Văn Thành là người đầu tiên dám nghĩ đến việc canh tác
ở vùng trũng phèn này (theo Sơn Nam,Lịch sử An Giang, NXB Tổng hợp
An Giang, 1988, tr.68-71)
(4)
Theo
web
:
http://vietkiem.com/forums/lofiversion/index.php/t12763.html