NHÌN LẠI CUỘC KHỞI NGHĨA LÁNG LINH - BẢY THƯA - Trang 10

Sau khi “Bản doanh Hưng Trung bị tàn phá, thất bại nặng, ông Thành rút
lui vào chiến khu và mất ngày 21 tháng 2 âm lịch năm 1873
(Từ điển nhân
vật lịch sử Việt Nam , NXB KHXH, Hà Nội, 1992.)
Có người lại cho rằng:
Ngày 20 tháng 3 năm 1873 (21 tháng 2 âm lịch), quân Pháp tấn công vào
đồn Hưng Trung là tổng hành dinh của nghĩa quân do Trần Văn Thành chỉ
huy. Ông và các nghĩa quân của mình đã xả thân chiến đấu, nhưng chỉ cầm
cự được đến tối thì thất thủ. Giặc Pháp không tìm được thi thể ông, nhưng
có lẽ ông đã hi sinh trong trận chiến này. (4)

Nhà văn Sơn Nam không nói Trần Văn Thành chết lúc nào, lý do gì; ông
chỉ cho biết:
Pháp “ đem xác Trần Văn Thành chưng bày tại chợ Cái Dầu (Châu Phú,
Châu Đốc), thêm xác của đội Văn (Pháp ghi là Vang) để nhằm ngăn chận
những tin đồn thất thiệt cho rằng ông còn sống, đi lánh mặt và tiếp tục
kháng chiến
.(5)

IV.Nhận xét:
Nhận xét về con người Trần Văn Thành, đối phương viết:
Vóc to lớn, mạnh khỏ, gương mặt nghiêm nghị, nhìn thấy là phải kính
trọng và ngưỡng mộ, Ông hăng hoạt động, rất thông minh. Ông lập ra một
đạo gọi là đạo Lành. Trong hầu hết các tỉnh ở đất Gia Định đều có tín đồ.
Tín đồ từ các nơi vì tôn kính ông nên tới mật khu, mang theo nào lúa gạo,
sắt (để rèn khí giới
)...”
Đề cập cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, nhiều sử gia đều đánh giá cao, vì:
-Việc tổ chức khá khoa học, với công sự, kho lương thực; đặc biệt là đúc
súng ống tại chỗ, tuy súng hãy còn thô sơ, kiểu “ống lói”.
-Biết dùng hình thức tôn giáo để qui tụ quần chúng và che mắt thực dân.
-Trần Văn Thành thấy rõ tương lai dân tộc ở hành động cụ thể là phải
chống ngoại xâm, không thể ngồi khoanh tay chờ núi Cấm nứt ra “ bất
chiến tự nhiên thành”. Thái độ của ông và nghĩa quân là “chiến đấu không
thỏa hiệp”.(Sơn Nam , sách đã dẫn).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.