NHÌN LẠI CUỘC KHỞI NGHĨA LÁNG LINH - BẢY THƯA - Trang 8

3.1Pháp chuẩn bị lực lượng:
Năm 1868, cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực bị dẹp tan, ông trở thành
nhân vật bị Pháp truy nã gắt gao, treo giải thưởng.
Năm 1871, một cộng sự của Pháp là Trần Bá Lộc thử hành quân vào mật
khu, nhưng chẳng thâu được kết quả do sình lầy, bốn phía lau sậy mù mịt,
thỉnh thoảng bị phục kích.
Nhà văn Sơn Nam kể:
Tháng 2 năm 1872, Pháp bắt được một nghĩa quân đi mộ lính ở Long
Xuyên. Và nhờ cai tổng Mun theo sát những người đặt lọp, giăng câu phía
ngọn Mặc Cần Dưng (nay là Bình Hòa, Châu Thành, An Giang), nên đến
gần mật khu. Hắn hoảng hốt khi thấy nghĩa quân tích cực củng cố công sự,
lò đúc súng đang hoạt động ngày đêm
...
Chủ tỉnh Long Xuyên tên Emile Puech xin chi viện thêm 40 lính Mã tà
(Người Mã Lai (Malais) gọi người lính cảnh sát là matamata . Do đó đẻ ra
danh từ "mã tà
" (Vương Hồng Sển, Sàigòn năm xưa , NXB Xuân Thu,
1968, tr. 229)) từ Cần Thơ để tăng cường cho 60 Mã tà dưới tay hắn, đồng
thời thông báo chủ tỉnh Châu Đốc, tùy khả năng mà hiệp đồng. Phó quản
Hiếm trước kia từng ở hàng ngũ của Trần Văn Thành rồi đầu hàng, được
cầm đầu toán lính nhỏ. Cánh quân mạnh nhất do phủ Trần Bá Tường (em
ruột Trần Bá Lộc) chỉ huy...Viên chủ tỉnh Emile Puech là chỉ huy trưởng,
đại úy Guyon làm trợ lý
.( Sơn Nam, Lịch sử An Giang, NXB Tổng hợp An
Giang, 1988, tr.68-71)
3.2Trận chiến đấu cuối cùng:
Ngày 19 tháng 3 năm 1873, tàu chiến Pháp đậu tại vàm rạch Mặc Cần
Dưng, rồi cho quân lính dùng xuồng nhỏ, tuyệt đối im lặng, tiến vào ngọn
rạch.
Một hai ngày sau, biết được đối phương sắp tấn công, tiếng trống, tiếng
kẻng của nghĩa quân bắt đầu khua và liên tục vang rền...
Nhà văn Sơn Nam viết:
Tuy biết đang bị bao vây tứ phía và người Pháp có võ khí hữu hiệu, nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.