Ở đó, hằng năm vào những tháng nước lên (còn gọi là “mùa nước nổi” từ
khoảng tháng 7 cho đến giữa tháng 10 âm lịch), là một biển nước mênh
mông (vì thế có tên gọi Lánh Linh). Láng Linh tiếp giáp với một cánh đồng
tương tự có tên là Bảy Thưa (vì nơi ấy mọc khá nhiều cây bảy thưa. Giống
cây này giờ đây đã dần mất bóng, ngay tại dinh Sơn Trung chỉ còn 3 bụi
cây non nhỏ nhoi).
Cả hai cánh đồng vào mùa khô, nước không cạn hẳn mà biến thành những
ao đìa, mương rạch, những đầm lầy vô số đĩa vắt và cùng lau sậy, cỏ dại thi
nhau chen chúc, trùm lấp...Tất cả tạo nên những địa thế thật hiểm trở.
Nhà Văn Sơn Nam viết về Trần Văn Thành và mật khu này như sau:
“Trần Văn Thành từng tam gia những trận chống quân xâm lược Xiêm, đời
Thiệu Trị. Qua đời Tự Đức, thấy sự áp bức của vua quan, ông trở thành tín
đồ của Đoàn Minh Huyên, bấy lâu nổi danh với tài trị bệnh, cải cách Phật
giáo, bỏ những nghi thức rườm rà, nhằm huy động nông dân chống lại
phong kiến...
Ở những đoạn khác:
- Với chí lớn không chút bi quan yếm thế, ông rút lui về Láng Linh để xây
dựng mật khu. Từ năm 1871 đến đầu năm 1873, mật khu lần hồi thành
hình... Nghĩa quân gồm quân sĩ cựu trào, thêm khá đông người yêu nước từ
các tỉnh miền Tiền Giang. Và Khi căn cứ phát triển, hương chức hội tề địa