phương cũng ngầm giúp nghĩa quân.
- Do thám báo cáo: “đã có chiến hào và đồn lũy nhỏ nhằm án ngữ một đồn
lớn, phòng tuyến là những bao gạo, bao muối chồng chất kè cây to, thêm lò
đúc súng đạn với gang, sắt từ bên ngoài đưa vào”.
- Ông phong chức cai đội cho nghĩa quân. Mật khu này xưng danh hiệu là
“ Thiên sơn Trung tự”, kiểu chùa chiền; quân đội thì lấy tên Gia Nghị cơ
hoặc Giang Nghị cơ, khiến ta liên tưởng đến những đồn điền tổ chức thời
Nguyễn Tri Phương, vùng biên giới. Còn gọi là dinh Sơn Trung hay Sơn
Trung doanh.
Nhà sử học Phạm Văn Sơn cho biết thêm:
“ Số quân của ông Thành theo tờ trình của Pháp vào năm 1870 có khoảng
1200 quân (Sau khi càn quét “Hưng Trung doanh”, chủ tỉnh Long Xuyên
Emile Puech ước lượng số nghĩa quân chỉ chừng 400 đến 500 người), đa số
là tín đồ theo giáo phái Bửu Sơn kỳ hương . Xin nhắc rằng Đức Phật thầy
Tây An (Đoàn Minh Huyên) lập ra đạo phái này và họ Trần là một cao đệ...
Đức Phật thầy mất đi thì họ Trần kế tiếp việc hương khói, họ Trần ra kháng
chiến, tất nhiên phải sử dụng đến lực lượng này”(Việt sử tân biên , Sài
Gòn, 1962, tr.211)
III.Trận đồn Sơn Trung: