Thị trường mở đôi lúc có thể bất lợi cho một số ngành công nghiệp,
nhưng Mỹ có đủ quyền lực để áp đặt những rào cản thương mại khi sự tổn
thất - và áp lực chính trị - trở nên quá nặng nề. Việc này được hậu thuẫn bởi
sức ảnh hưởng không cân bằng giữa các nước đã và đang phát triển trong
cơ cấu WTO. Có thể thấy rằng toàn cầu hóa chỉ nhằm phục vụ cho Mỹ như
một lá bùa hộ mệnh và nó được cả hai phe chính trị theo đuổi dù chính sách
của họ có thể khác nhau ở một vài vấn đề.
Mỹ vẫn tiếp tục duy trì vị thế quân sự vững mạnh kể từ cuối Chiến tranh
Lạnh. Lực lượng vũ trang đã được cắt giảm nhưng các phát minh kỹ thuật
vẫn không ngừng được sáng chế. Chênh lệch khả năng quân sự của Mỹ và
phần còn lại của thế giới trở nên lớn hơn bao giờ hết. Điều này thể hiện qua
ngân sách: Mỹ chiếm 37% chi phí quân sự của cả thế giới
[78]
.
Trong vấn đề quân sự, có sự khác nhau đáng kể giữa chính quyền Bush
và Clinton. Tổng thống Bush kiên quyết khai thác thế mạnh kỹ thuật hiện
có của Mỹ và tiến lên phía trước bất kể các thỏa thuận quốc tế. NATO đã
gần như không còn hữu ích từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; nó đã trở
thành một trong các tổ chức đa phương mà Mỹ ít tôn trọng. Trái lại, Hệ
thống phòng thủ Tên lửa Quốc gia (NMD) hứa hẹn tái thiết sự kiểm soát
đơn phương mà Mỹ đã duy trì được trong suốt cuộc Chiến tranh Lạnh
nhưng lần này đối thủ không có khả năng trả đũa toàn bộ. Chính quyền
Bush lên ngôi với quyết tâm theo đuổi NMD bất chấp mọi phản đối và tình
hình cũng không thay đổi sau sự kiện 11/9. Về vấn đề này, chính quyền
Clinton tỏ ra nước đôi hơn; họ trì hoãn việc đưa ra quyết định cho đến sau
khi các cuộc bầu cử hoàn tất.
Phải thừa nhận rằng chính sách của Bush nhất quán nội tại hơn nhiều so
với Clinton. Chúng chỉ nhằm phục vụ cho vị thế độc tôn bá chủ, trong khi
Tổng thống Clinton lại vừa theo đuổi cạnh tranh kinh tế vừa làm sứ giả hòa
giải các vấn đề ngoại giao. Một vị thế quốc phòng vững mạnh kết hợp chặt