Dollar của Ngân hàng đã khởi bút viết về các vấn đề này ở diện rộng.
Chính kiến của họ được tóm tắt trong các tác phẩm: Có thể cắt giảm một
nửa nghèo đói trên Thế giới không? (Can the World Cut Poverty in Half?),
Cải cách chính trị và viện trợ hiệu quả nhằm đạt mục tiêu DAC (How
Policy Reform and Effective Aid Can Meet the DAC Targets) (Washington,
D.C.: Ngân hàng Thế giới, Nhóm nghiên cứu phát triển, 1999).
[15]
Collier và Dollar đã khẳng định rõ ràng “bằng chứng nghiên cứu
cho thấy các nước viện trợ không có tác động đáng kể đến đường lối chính
sách (ít nhất là không có tác động tích cực), trích cuốn Có thể cắt giảm một
nửa nghèo đói trên Thế giới không? (Can the World Cut Poverty in
Half?),trang 21. Nhiều đánh giá về viện trợ đa phương và hiệu quả của điều
kiện sử dụng Quỹ cũng kết luận rằng mức độ cải cách “quyền sở hữu” của
địa phương càng cao thì thành công càng lớn. Một tài liệu của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) chuẩn bị cho một loạt các hội thảo kết luận “Các chính sách
sẽ không thực sự được thực thi nếu các cơ quan chức năng không xem
chúng là của chính bản thân họ hay nếu chúng không có đủ thẩm quyền
điều khiển sự ủng hộ trong nước. Lo lắng rằng “quá nhiều điều kiện” sẽ
khiến quyền sở hữu bị suy giảm, IMF bắt đầu đơn giản hóa và giảm thiểu
các điều kiện trong các chương trình. Xem “Điều kiện trong các chương
trình quỹ tài trợ - Tổng quan”, văn bản của Bộ phận phát triển và xem xét
chính sách, IMF, ngày 20 tháng 2 năm 2001, đoạn thứ 14.
[16]
ND: Xã hội dân sự ở đây được hiểu là một mảng của đời sống xã
hội có tổ chức, mang tính tự nguyện, tự tái tạo, (hầu như) tự tài trợ, độc lập
với nhà nước, và gắn bó với nhau bằng một trật tự pháp lý hay một số
nguyên tắc chung. - Nguồn Wikipedia.
[17]
Khoảng 85% tiền quỹ của tôi được phục vụ vì lợi ích các quốc gia
nhận viện trợ, so sánh với chỉ 44% tiền Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA)
và Ngân hàng Thế giới cho vay được dùng cho chính các quốc gia đi vay.