[4]
Tái thiết Châu Âu sau khi bị chiến tranh tàn phá là một phần quan
trọng trong sứ mệnh của Ngân hàng Thế giới. Cuối cùng thì việc này cũng
được tiến hành theo Chương trình Marshall
.
[5]
Tỷ lệ đóng góp của khu vực công trong Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) có thể không cần phải giảm đi, nhưng cách các quỹ được thành lập
và sử dụng đã thay đổi đáng kể.
[6]
Chẳng hạn cuốn Khảo sát của các nhà kinh tế học về toàn cầu hóa
(The Economist Survey on Globalization) - 27/9/2001, phủ nhận rằng toàn
cầu hóa đã làm giảm khả năng đánh thuế và điều tiết của quốc gia.
[7]
Những phân tích kinh tế về tác động của toàn cầu hóa đưa ra nhiều
kết quả khác nhau. Ông Dollar và ông Kraay của Ngân hàng Thế giới cho
rằng các nước đang phát triển có mức tăng thương mại cao nhất thể hiện
qua phần trăm GDP những năm sau 1980 đã thu được mức tăng trưởng cao
hơn và nhanh hơn so với thời “trước toàn cầu hóa” cũng như so với các
nước đang phát triển “không gia nhập toàn cầu hóa”. Các quốc gia trên đã
thu hẹp khoảng cách thu nhập với các nước công nghiệp. Cuộc nghiên cứu
cho thấy không có sự tương quan giữa thay đổi thương mại trong GDP và
sự bất bình đẳng giữa các quốc gia. Tuy nhiên, những nước nghèo khó lại
khước từ “những người toàn cầu hóa”. Phía còn lại của cuộc tranh luận, nhà
kinh tế học Harvard Rodrik cho rằng đổi mới trong nước nhằm đáp ứng các
nhà đầu tư trong nước là yếu tố quan trọng hơn nhiều để cải thiện nền kinh
tế so với mở rộng thương mại. David Dollar và Aart Kraay, cuốn “Thương
mại, Tăng trưởng và Nghèo khó (Trade, Growth and Poverty)”, Nhóm
nghiên cứu phát triển, Ngân hàng Thế giới, tháng 7/2001. Dani Rodrik, “Sự
thống lĩnh thương mại toàn cầu khi quá trình phát triển trở nên quan trọng
(The Global Governance of Trade as if Development Really Mattered)”,
báo cáo cho Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) (Đại học
Harvard, tháng 7/2001).