và khả năng giảm phát toàn cầu là có thực. Vì lãi suất danh nghĩa không thể
thấp hơn 0%, công cụ tiền tệ truyền thống mất đi phần nào tính hiệu quả
trong môi trường giảm phát (như trường hợp của Nhật). SDR có thể trở
thành một công cụ tuần hoàn hữu dụng đặc biệt khi các nước giàu bị buộc
phải chia phần của họ qua viện trợ.
. . .
Việc sắp xếp viện trợ SDR ở vị trí nào trong ngân sách quốc gia là câu
hỏi mà tôi không thể đưa ra câu trả lời chắc chắn. Chúng ta có ví dụ cho cả
hai khả năng. Về mặt nguyên tắc, phân bổ SDR chỉ là con số ghi trên sổ
sách, nhưng khi SDR được dùng cho viện trợ thì nó đã trở thành một chi
tiêu thực. Đây là trường hợp nó thuộc về ngân sách. Nhưng phân bổ SDR là
để đẩy mạnh dự trữ tiền tệ, trong trường hợp của Mỹ là đẩy mạnh Quỹ
Bình ổn Ngoại hối. Nếu một số tiền tương đương được rút ra để sử dụng,
quỹ dự trữ tiền tệ sẽ không bị ảnh hưởng ngoại trừ các nghĩa vụ về tiền lãi
liên quan tới IMF. Các ngân hàng trung ương, hay trong trường hợp của Mỹ
là Ngân khố, thường không bù đắp cho những thay đổi trong dự trữ ngoại
hối dù có thu được tiền lãi hay không - đây là trường hợp viện trợ không
thuộc về ngân sách. Nếu SDR được sử dụng như một công cụ tuần hoàn thì
viện trợ nên được phân chia qua ngân sách không phải khi SDR được phát
hành mà khi chúng bị hủy bỏ.
Tóm lại là mỗi quốc gia sẽ tự quyết định hình thức sử dụng ngân sách
hợp lý. Nếu ai phản đối đề nghị SDR về điểm này thì người đó phải đưa ra
một ý kiến hay hơn.
HẾT