- Một ban điều hành độc lập sẽ bảo đảm cho quyền lợi của nước nhận
viện trợ được tôn trọng hơn lợi ích của các nhà tài trợ.
- Vòng vây liên chính phủ sẽ bị phá vỡ; chính phủ nước nhận viện trợ sẽ
không còn nắm vai trò là người gác cửa.
- Sự hợp tác giữa các nhà tài trợ sẽ được thúc đẩy.
- Nước nhận viện trợ sẽ có ý thức sở hữu và quan tâm hơn.
- Cơ chế phản hồi sẽ thúc đẩy thành công và loại trừ thất bại.
Tuy kế hoạch viện trợ độc lập với việc cung cấp thêm nguồn dự trữ tiền
tệ mang lại lợi ích xác thực cho các quốc gia kém phát triển, nhưng chúng
thúc đẩy đáng kể vai trò công cụ tiền tệ của SDR. Những luận chứng sau
hậu thuẫn cho điều này:
- Thương mại quốc tế đang phát triển với tốc độ gấp đôi tốc độ tăng GDP
toàn cầu. Các quốc gia cần phải duy trì cán cân giữa dự trữ tiền tệ và nhập
khẩu. Các quốc gia kém phát triển phải giữ một phần thu nhập xuất khẩu
làm dự trữ; phân bổ SDR sẽ giảm bớt gánh nặng này. Mặt khác, phân bổ
SDR cũng giảm phí đi vay. Các quốc gia giàu không cần SDR vì họ có
nguồn dự trữ dư thừa và/hoặc họ dễ dàng vay được từ thị trường tài chính
quốc tế. Bằng cách chia bớt SDR, các nước giàu sẽ sử dụng chúng một
cách thích đáng.
- Nhu cầu của các nước nghèo ngày càng trở nên gay gắt hơn từ năm
1997 vì những thị trường mới nổi phải đối mặt với sự cạn kiệt vốn từ đó.
- Những lần phát hành SDR mới sẽ làm tăng tính thanh khoản toàn cầu
và có thể làm tăng lạm phát, nhưng vấn đề lạm phát có thể hạn chế được,