PHẦN GIỚI THIỆU: Những khiếm
khuyết của chủ nghĩa tư bản toàn cầu
Toàn cầu hóa là một cụm từ đã bị sử dụng cho nhiều ý nghĩa khác nhau.
Với mục tiêu thảo luận hiện tại, tôi xin định nghĩa nó là sự phát triển thị
trường tài chính toàn cầu, sự lớn mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia, và
sự thống trị ngày càng mạnh mẽ của chúng trong nền kinh tế quốc gia. Tôi
tin rằng những vấn đề về toàn cầu hóa mọi người đang gặp phải, bao gồm
cả sự thâm nhập của giá trị thị trường vào những lĩnh vực phi truyền thống,
đã tạo nên những hiện tượng này. Mọi người cũng có thể bàn về toàn cầu
hóa ở lĩnh vực thông tin và văn hóa; sự lan tràn của TV, internet, và các
phương tiện thông tin đại chúng khác; sự biến đổi và thương mại hóa các ý
tưởng, nhưng tôi e là chúng ta đã đi quá xa vấn đề. Bằng cách thu hẹp
phạm vi thảo luận như vậy, tôi hy vọng có thể duy trì chủ đề trong phạm vi
kiểm soát được và đưa ra những giải pháp thực tế nhằm cải tiến các tổ
chức.
Toàn cầu hóa trong sách này được định nghĩa như là một hiện tượng mới
gần đây thể hiện sự khác biệt giữa thời nay với quá khứ cách đây 50 hay
thậm chí chỉ 25 năm. Cuối Thế chiến thứ II hầu hết các quốc gia kiểm soát
chặt chẽ các giao dịch vốn quốc tế. Các định chế Bretton Woods, gồm Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới được tạo ra để hỗ trợ cho các
hoạt động đầu tư thương mại quốc tế trong điều kiện dòng lưu chuyển vốn
tư nhân bị hạn chế
[4]
. Kiểm soát quá trình lưu chuyển vốn dần dần bị loại
bỏ, và các thị trường tài chính vượt ra ngoài biên giới quốc gia phát triển
nhanh chóng dưới tác động của cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973. Di
chuyển vốn quốc tế tăng tốc vào đầu những năm 1980 dưới thời Ronald