hiểu xu hướng cắt giảm thuế và giảm điều tiết hiện nay đã trở thành một
quy luật kinh tế phổ biến và bất biến theo thời gian. Ít nhất quan điểm này
chi phối ở những nước nói tiếng Anh. Tôi gọi đó là chủ nghĩa thị trường
chính thống. Chủ nghĩa này cho rằng tốt nhất hãy để cơ chế thị trường phân
bổ các nguồn tài nguyên, bất kỳ sự can thiệp nào vào cơ chế này cũng làm
giảm tính hiệu quả của nền kinh tế. Đánh giá theo tiêu chuẩn của chủ nghĩa
thị trường chính thống, toàn cầu hóa là một công trình thành công rất cao.
Toàn cầu hóa thực chất là sự phát triển đáng mong muốn về nhiều mặt.
Doanh nghiệp tư nhân có thể tạo ra nhiều của cải hơn chính phủ. Mặt khác,
các chính phủ thường có xu hướng lạm dụng quyền lực; và toàn cầu hóa đã
mang lại một mức độ tự do mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể đảm
bảo có được. Cạnh tranh tự do trên phạm vi toàn cầu đã giải phóng những
tài năng sáng tạo và kinh doanh, và thúc đẩy nhiều phát minh khoa học kỹ
thuật.
Nhưng toàn cầu hóa cũng có mặt tiêu cực. Thứ nhất, nhiều người, đặc
biệt là những người thuộc các quốc gia kém phát triển, đã bị toàn cầu hóa
làm tổn thương vì không có sự hỗ trợ của hệ thống an toàn xã hội; nhiều
người khác thì bị cách ly bởi thị trường toàn cầu
[7]
. Thứ hai, toàn cầu hóa
đã gây ra sự phân bổ không cân bằng các nguồn lực giữa khu vực hàng hóa
tư và hàng hóa công. Thị trường tạo ra rất nhiều của cải nhưng nó không
chăm lo đến các nhu cầu xã hội khác. Việc theo đuổi lợi nhuận mù quáng
có thể gây ảnh hưởng tới môi trường và mâu thuẫn với các giá trị xã hội
khác. Thứ ba, thị trường tài chính toàn cầu có thiên hướng khủng hoảng.
Người dân của các quốc gia phát triển có thể không hình dung được sức tàn
phá của khủng hoảng kinh tế bởi vì chúng có xu hướng tác động mạnh hơn
vào những nước đang phát triển vì những lý do chúng ta sẽ bàn kỹ hơn sau.
Ba yếu tố này hợp lại đã tạo nên một sân chơi không cân bằng.