Những người theo trào lưu thị trường chính thống nhận thấy lợi ích của
các thị trường tài chính toàn cầu nhưng lại bỏ qua những thiếu sót của
chúng. Họ cho rằng thị trường tài chính hướng đến sự cân bằng và tạo ra sự
phân bổ tài nguyên tối ưu. Thậm chí nếu thị trường chưa được hoàn thiện
lắm thì vẫn nên để thị trường phân bổ tài nguyên còn hơn là can thiệp vào
chúng thông qua sự điều tiết của quốc gia hay quốc tế.
Tuy nhiên, rất nguy hiểm nếu chúng ta quá dựa dẫm vào cơ chế thị
trường. Thị trường được tạo ra để xúc tiến việc tự do trao đổi hàng hóa và
dịch vụ giữa những đối tượng tự nguyện tham gia, nhưng bản thân nó
không có khả năng chăm lo đến những nhu cầu chung như luật pháp và trật
tự, hay ngay cả cách duy trì cơ chế thị trường đó. Thị trường cũng không
thể bảo đảm được công bằng xã hội. Những “hàng hoá công” này chỉ có thể
có được thông qua những hoạt động chính trị.
Những hoạt động chính trị nói chung là kém hiệu quả hơn cơ chế thị
trường nhưng chúng ta không thể thiếu chúng. Thị trường không nói tới
đạo lý: Nó cho phép mọi người hành động theo quyền lợi của bản thân họ,
và đặt ra những luật lệ cho các quyền lợi đó, nhưng không có sự suy xét
đạo đức nào về những quyền lợi này. Đó là một trong những lý do tại sao
thị trường lại hiệu quả như vậy. Thật khó mà quyết định cái gì đúng cái gì
sai; gạt lương tâm sang một bên, thị trường cho phép mọi người theo đuổi
lợi ích cá nhân mà không gặp trở ngại gì.
Nhưng xã hội không thể tồn tại mà thiếu sự phân biệt đúng sai. Đưa ra
những quyết định chung về cái gì được phép, cái gì bị cấm đoán là nhiệm
vụ của chính trị - và chính trị thực sự gặp khó khăn khi phải đạt đến những
quyết định chung đó trong một thế giới thiếu luân thường đạo lý. Thậm chí
cả việc tạo nên và duy trì thị trường cũng cần tác động của chính trị. Những
người theo trào lưu thị trường chính thống hiểu rõ điều này. Nhưng họ
không nhận thức rõ rằng toàn cầu hóa thị trường mà không có những biện