NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trang 20

Biết như vậy nhưng trong cuốn sách này tôi chỉ tập trung vào cải cách tổ
chức.

Không có sự đồng thuận nào về nhu cầu cải cách tổ chức. Những người

theo trào lưu thị trường chính thống có trách nhiệm chống lại ba điểm đầu ở
trên, còn những nhà hoạt động chống toàn cầu hóa, thật lạ lùng, lại không
nhận thức điểm thứ 4. Chính phủ bất tài là nguyên nhân chính dẫn đến đói
nghèo và đau khổ cho thế giới ngày nay. (Vị trí địa lý xấu cũng là một
nguyên nhân chính, nhưng vấn đề này rất khó có thể thay đổi được). Thế
nhưng, những nhà hoạt động chống toàn cầu hóa lại không đặt nặng vấn đề
cần loại bỏ những tổn thất do chính phủ bất tài gây ra.

Toàn cầu hóa không phải là trò chơi con số không. Lợi nhuận nhiều hơn

chi phí trên cơ sở của cải do toàn cầu hóa mang lại có thể được sử sụng để
bù đắp cho sự bất công và những thiếu sót khác của toàn cầu hóa, và sau đó
vẫn còn thặng dư. Quan điểm này rất khó được chứng minh vì lợi nhuận và
chi phí không được tính bằng một mẫu số chung: không thể dùng chỉ số

GDP để đo lường hạnh phúc của con người

[8]

. Tuy nhiên, các bằng chứng

cho thấy người thắng cuộc có thể bồi thường cho kẻ thua cuộc và tiếp tục
tiến bước. Vấn đề là người thắng lại không bồi thường cho kẻ thua. Không
có hoạt động chính trị tầm cỡ quốc tế nào diễn ra giữa các quốc gia. Trong
khi thị trường mở rộng ra toàn cầu, chính trị vẫn bám rễ sâu vào chủ quyền
của từng quốc gia.

Có quá ít nguồn lực dành cho việc khắc phục những khiếm khuyết của

toàn cầu hóa. Kết quả là khoảng cách giữa người giàu và người nghèo vẫn
ngày càng gia tăng. 1% người giàu nhất của dân số thế giới thu nhập bằng
57% người nghèo nhất. Hơn 1 tỷ người có mức sống dưới 1 đô la một

ngày; gần 1 tỷ người thiếu nước sạch; 826 triệu người suy dinh dưỡng

[9]

;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.