" Hai mươi lăm chửn quí. Khi cần tôi kêu thêm lính.
Ông đại đội phó nhìn Xinh với ánh mắt dò hỏi.
" Lính ở đâu mà ông kêu?
Hiểu ý Xinh giải nghĩa trong lúc lắng nghe tiếng mọt chê hú qua đầu.
" Vợ con lính trong đồn đều bắn súng được... Mấy bà vợ lính bắn súng
không thua gì tụi mình... Con nít lớn cũng bóp cò lia lịa, còn em nhỏ tiếp
đạn.
Đạm gật đầu. Bây giờ anh mới hiểu câu trả lời của An về tình trạng quân số
bình thường thời bảy chục mà khi đụng trận thời trăm rưởi hoặc hai trăm.
Pháo địch vẫn đều đặn rơi vào tuy nhiên lính trong đồn bình tĩnh giữ lấy vị
trí của mình. Tiền pháo hậu xung. Pháo chỉ là đợt đầu của địch với ý định
gây rối và tiêu diệt hỏa lực của lính trong đồn. Sau khi pháo, đợt thứ nhì là
bộ binh sẽ tấn công thẳng vào đồn. Điều này ai cũng biết từ binh nhì cho tới
ông chuẩn úy mới ra trường như Đạm.
Lắng nghe tiếng départ thưa dần An biết địch bắt đầu mở cuộc tấn công.
Anh bốc máy ra lệnh cho ba ông trung đội trưởng sẵn sàng. Đứng dưới giao
thông hào hay trong các công sự phòng thủ lính ghìm súng chờ lệnh khai
hỏa từ cấp chỉ huy. An vẫn im lìm. Mắt của anh nhìn đăm đăm vào cách
đồng trống trước mặt mình. Xuyên qua hàng rào kẽm gai và chông nhọn
anh thấy vô số bóng người di động. Điều mà vị đại đội trưởng biết là địch
có quân số đông hơn mình. Muốn đánh đồn, nhất là di chuyển dưới hỏa lực
và địa thế trống trải, địch phải đông ít nhất hai, ba hoặc bốn lần hơn mình.
Bao giờ cũng vậy. Địch phải huy động cở tiểu đoàn hay ít nhất ba đại đội
cộng thêm súng nặng và pháo. Muốn bẽ gãy cuộc tấn công của địch anh
phải bình tĩnh, sáng suốt và khôn ngoan. Đó là ba đức tính cần thiết của
một cấp chỉ huy. Anh phải chứng tỏ cho lính biết là anh không sợ hãi, sẽ
không đầu hàng địch quân. Sống hoặc chết anh cũng phải giữ cái đồn này.
Những binh sĩ của anh đều biết rõ là nếu Việt Cộng chiếm được đồn thời
chúng sẽ tàn sát hết mọi người kể cả đàn bà và trẻ con. Do đó họ chỉ còn
mỗi một chọn lựa. Sống hoặc chết chứ không đầu hàng. Không có danh dự
dành cho một người lính đầu hàng địch quân.
" Anh Ba... Trái sáng.