NHỮNG BÀI HỌC TỪ THIÊN NHIÊN - Trang 26

26

1.4.4 Vấn đề nông nghiệp trong hệ sinh thái nhiệt đới
Khí hậu cực đoan và sự phân hủy nhanh chóng diễn ra một cách tích cực trong

rừng không hoạt động theo cùng một kiểu như trong nông nghiệp. Người ta quy

ước canh tác nông nghiệp bắt đầu bằng việc chặt và khai hoang rừng. Từ đó, đất bị

lấy đi 80-90% tổng chất dinh dưỡng và đất sẽ bị thiếu chất hữu cơ, độ phì nhiêu,

khả năng giữ nước và các phẩm chất tốt khác của đất. Ngoài ra, ánh nắng gay gắt

có thể chiếu trực tiếp tới mặt đất và làm thoái hóa cấu trúc đất khiến đất rắn lại.

Mưa lớn xói trực tiếp vào mặt đất và có khả năng chỉ giữ được ít lớp đất mỏng trên

mặt, gây nên hiện tượng xói mòn đất, lụt, hạn hán và các thiên tai khác.

Xói mòn

75.000 triệu tấn đất mặt bị xói mòn hàng năm trên thế giới, tương đương với 15

tấn trên một đơn vị đầu người.

27 triệu acres đất nông nghiệp bị mất hàng năm do sự xói mòn đó. Diện tích này

lớn hơn tổng diện tích đất nống nghiệp (20 triệu acres) của Bangladesh.

Tỷ lệ xói mòn: Đất nông nghiệp - 20 tấn/ acre/ năm

Rừng nhiệt đới - 0.04 tấn/ acre/ năm

Số liệu lấy từ “Còn xa thiên đường” của John Seymour và Hervert Girardet

1.4.5. Kết luận
Như chúng ta thấy, đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp vùng nhiệt đới rất rõ

ràng, nhưng lại khó khăn để cân bằng. Ta phải nhanh chóng xây dựng một hệ canh

tác thích hợp, có thể sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên hợp lý, có sức

mạnh chống các thiên tai và không có tính phá hoại đối với sự cân bằng sinh thái

của khu vực. Tất nhiên, đó không phải là bản sao của cái mà chúng ta gọi là hệ

canh tác hiện đại. Nếu chúng ta thành công trong việc xây dựng một hệ canh tác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.