24
Nhật Bản, lượng mưa bình quân hàng năm là khoảng 1500 mm và mưa rải đều suốt
năm. Mỗi tuần thường có mưa một hay hai lần và đó là những trận mưa tốt lành.
Như vậy sự mất mát do nước chảy trên mặt tương đối nhỏ. Còn tại Băng la đét,
lượng mưa bình quân hiện tại vào khoảng 2000 mm, nhưng thường chỉ mưa trong
mùa mưa (tháng 6 - tháng 10), không có mưa trong mùa khô (tháng 12- tháng 3).
Mưa rất mạnh và tập trung. Như vậy, lượng mưa mất đi do chảy trên bề mặt là
tương đối cao trong mùa mưa. Vì kiểu mưa rất cực đoan như vậy nên lượng mưa
hữu hiệu tại Nhật lại cao hơn nhiều so với Băng la đét.
1.4.2. Sự phân bổ chất dinh dưỡng ở rừng nhiệt đới
Chất dinh dưỡng tại rừng lúc đầu được dự trữ ở hai nơi. Một là ở các mô sống (lá,
cành, gốc v.v…) hầu hết thường ở trên mặt đất, trừ rễ. Hai là ở các chất hữu cơ (lá
rụng, mùn v.v…) trong đất. Sự phân bổ chất dinh dưỡng rất khác nhau giữa rừng
nhiệt đới và rừng ôn đới.
Tỷ lệ 50-50 tại rừng ôn đới, 50% tổng lượng dinh dưỡng được dự trữ ở các mô
sống (trên mặt đất) và nửa còn lại được dự trữ trong đất dưới dạng chất hữu cơ.
Tại rừng nhiệt đới, tỷ lệ đó là 20:80 đến 10:90. Như vậy, 80 đến 90 % tổng dinh
dưỡng được dự trữ trong các mô sống và chỉ có 10-20% là dự trữ trong đất. Sự
khác nhau là do tốc độ phân hủy khác nhau (bao gồm cả khoáng hóa) giữa vùng
ôn đới và vùng nhiệt đới thể hiện trên bản đồ
Nhiệt độ và ẩm độ cao ở vùng nhiệt đới tạo ra những điều kiện tối ưu cho sự phân
hủy nên nó diễn ra nhanh chóng. Từ đó dẫn đến việc các chất khoáng sẵn sàng
cho cây sớm hơn và chất hữu cơ không ở trong đất lâu nên các chất hữu cơ chứa
đựng trong đất ít hơn so với rừng ôn đới.
Tốc độ phân hủy ở các vùng khí hậu khác nhau
Địa điểm
Nhiệt độ trung
bình (độ C)
Sự phân hủy (năm)
Nửa
Hoàn toàn