NHỮNG BÀI HỌC TỪ THIÊN NHIÊN - Trang 23

23

nghiệp hóa sẽ giúp phát triển nông nghiệp. Dựa trên đó, cuộc “Cách mạng xanh”

đã được khởi xướng và thực hiện trong suốt 30 năm nay. Qua cuộc cách mạng

xanh, các hệ nông nghiệp cổ truyền tại các nước nhiệt đới vốn rất độc đáo và được

duy trì bền vững qua nhiều thế hệ, đã bị xói mòn nhanh chóng. Thay vào đó, cái

gọi là nông nghiệp hiện đại, một bản sao chép y chang của hệ nông nghiệp tại các

nước đã công nghiệp hóa, đã và đang tích cực được mở rộng tại các nước đang

phát triển.

Tôi đã đặt ra một câu hỏi khi mới đặt chân vào các nước nhiệt đới (Ấn Độ, Băng

la đét…) năm 1982 là: tại sao sản lượng nông nghiệp theo đơn vị đất đai tại các

nước nhiệt đới lại thấp đến thế so với sản lượng của các nước ôn đới. Ví dụ, sản

lượng lúa gạo tại Nhật là trung bình khoảng 7000 kg/ha còn tại Băng la đét chỉ

vào khoảng 2000 kg/ha.

Tương tự như vậy với tình hình các cây trồng khác. Đây là một câu hỏi rất lớn,

đứng trên góc độ sản xuất sinh khối, bởi vì như chúng ta thấy, rừng mưa nhiệt đới

là nơi sinh lợi lớn nhất trong tự nhiên. Tiềm năng của rừng nhiệt đới về mặt sản

xuất sinh khối gấp khoảng hai lần so với rừng ôn đới.

Vậy tại sao lại có các kết quả trái ngược đó? Chúng ta hãy xem xét kỹ các đặc

trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm.

1.4.1. Khí hậu nhiệt đới
Nhiệt độ cao và nắng gắt

Những vùng nhiệt đới có khí hậu rất nóng. Nắng gắt tạo ra nhiệt độ cao và thời

gian có nắng ở đây tương đối dài hơn so với vùng ôn đới.

Lượng mưa rất cao

Mưa nhiệt đới có những đặc điểm đặc trưng là mạnh, tập trung, lượng mưa lớn

và theo mùa (mùa mưa và mùa khô). Các đặc điểm đó có tính chất cực đoan. Tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.