44
3.3.1. Tạo ra khoảng cách giữa kẻ giàu và người nghèo
Đây là một vấn đề lớn được nhiều người lên án tại một số nước đang phát triển. Có
hai nguyên nhân chính. Một là chỉ có người giàu mới có thể sử dụng kỹ thuật cách
mạng xanh ở bước thực hành khởi đầu, khi chưa đủ nguồn dự trữ và những điều
kiện thuận lợi. Họ có đủ tiền đề mua hàng ngoại nhập (phân bón hóa học dùng cho
nông nghiệp) và có đủ quyền lực xã hội để mua được vật chất (chẳng hạn như
những khoản tài trợ của chính phủ cho thủy lợi). Đối với các điền chủ nhỏ, phạm vi
ứng dụng kỹ thuật nhỏ hơn. Ngoài ra, những đặc trưng của hóa học nông nghiệp có
thể duy trì thu hoạch mùa màng tăng lên (gấp 2-5 lần so với thu hoạch của địa
phương) và có lãi trong khoảng 10 năm. Mười năm là quá ít cho những điền chủ đã
thích nghi với nông nghiệp hóa học nhưng cũng đủ dài để tạo ra khoảng cách giữa
người ứng dụng (kẻ giàu) với người không ứng dụng (kẻ nghèo).
3.3.2. Tạo ra sự lệ thuộc
Khi các điền chủ tiên phong trong nông nghiệp hóa học, họ cần có vật liệu và kỹ
năng sử dụng. Tuy nhiên cả hai thứ đó đều phải nhập từ bên ngoài. Vật liệu (phân
bón hóa học, thuốc trừ sâu v.v…) đều là những sản phẩm do nhà máy sản xuất. Kỹ
năng do các nhà nghiên cứu nông học hướng dẫn, không liên quan đến trình độ
hiểu biết của địa phương hay hệ thống canh tác cổ truyền. Như vậy, nông nghiệp
hóa học khiến nông dân phải lệ thuộc vào những yếu tố khác cả trên phương diện
vật chất và tinh thần.
Kết quả là người nông dân mất niềm tin và ý chí - điều được coi là quan trọng nhất
đối với họ khi giải quyết những vấn đề của mình.
Nhìn xa hơn nữa, xét về mặt quốc tế, các nước đang phát triển ngày càng lệ thuộc
vào viện trợ của nước ngoài (những nước công nghiệp) nhân danh viện trợ cho phát
triển nông nghiệp hóa học và tiêu thụ hàng ngoại nhập phục vụ nông nghiệp. Mặt
khác, viện trợ nước ngoài cho việc phát triển nông nghiệp hóa học nhằm tạo ra thị