50
khoáng được thêm vào qua phân hóa học, do đó độ phì nhiêu của đất bị suy giảm
nghiêm trọng. Trong trường hợp vật nuôi mang tính chất thương mại, người nông
dân cố giữ bò hay gà càng nhiều càng tốt ở một khu có giới hạn, mua vật nuôi, thức
ăn và cho ăn từ bên ngoài. Người nông dân có thể có thu nhập tốt do bán các sản
phẩm này. Đồng thời, người nông dân sẽ đứng trước vấn đề có liên quan tới một
lượng lớn phân bò hoặc phân gà, vì không có đủ đất để trả lại phân. Điều này gây
ra một vấn đề vệ sinh trong khu vực được gọi là ô nhiễm do vật nuôi (vấn đề này
rất phổ biến ở Nhật Bản ). Như vậy, sự phá vỡ chu trình tạo ra những vấn đề
nghiêm trọng. Một là giảm độ phì do thiếu chất hữu cơ và hai là sự ô nhiễm do có
quá nhiều chất hữu cơ.
Các vấn đề phát sinh là do thiếu hiểu biết về chu chuyển dinh dưỡng của nông dân,
cán bộ nông nghiệp và xu hướng chuyên môn hóa của họ (nghĩ về một cái mà
không xem xét mối quan hệ của nó với các cái khác). Do đó, để giải quyết vấn đề,
điều rất quan trọng là hiểu biết chu chuyển và suy nghĩ làm thế nào để tái lập chu
chyển trong thực tiễn nông nghiệp. Tái chu chuyển tạo ra mối quan hệ đúng đắn
giữa các thành phần canh tác (cây trồng, động vật, cá, cây, gỗ v.v..) để có lợi cho
từng thành phần. Tái chu chuyển là điểm then chốt trong việc sử dụng hợp lý tài
nguyên sẵn trên đồng ruộng và giảm bớt các đầu vào từ bên ngoài cho sản xuất
nông nghiệp.
Nghiên cứu về nuôi cá
Khi nuôi cá, các chuyên gia không muốn trồng cây và cỏ trên bờ ao cũng như có
thực vật thủy sinh dưới ao, vì họ cho rằng bóng cây và thực vật thủy sinh làm giảm
sản lượng sinh vật phù du trong ao và do đó giảm sản lượng cá. Họ dọn sạch ao và
mua thức ăn (đầu vào) từ bên ngoài và bán cá (sản xuất ) ra bên ngoài. Không có sự
tái chu chuyển trong cách làm truyền thống này và điều này gây nên một số vấn đề.
Bờ ao bị sụt lở do mưa nên phải đào đắp lại, sự thiếu oxi do không có thực vật thủy
sinh khiến cá bị bệnh nên phải dùng thuốc (hóa chất) và mua máy cung cấp oxi. Họ