NHỮNG BÀI HỌC TỪ THIÊN NHIÊN - Trang 85

85

Chỉ thị về độ phì nhiêu của đất

Mỗi loài cỏ dại có một đặc trưng riêng. Một số mọc trên đất xấu, còn một số lại

mọc trên đất khá màu mỡ. Từ những đặc trưng này, người ta có thể nhận biết

được độ phì của đất canh tác. Cỏ tranh là một loài cỏ rất phổ biến ở Bangladesh,

chúng chỉ mọc trên đất rất xấu, do đó nó ám chỉ đất xấu. Ngoài ra nhiều loài cỏ

dại khác có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin quý giá.

Nguồn cung cấp phì nhiêu cho đất

Cỏ dại là nguyên liệu để trộn và ủ phân rất tốt. Thật sai lầm khi chúng ta bỏ đi

cỏ dại đã nhổ khỏi đất, bởi chúng đã tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng từ đất và

sản sinh ra nhiều cacbonhydrat thông qua quá trình quang hợp, do đó có thể lấy

lại cho đất bằng cách tái sinh lại cỏ dại.

7.4.2. Gợi ý về về quản lý cỏ dại

Kỹ thuật cơ bản để quản lý cây cỏ dại là phủ đất để cỏ dại không mọc được.

Dưới đây là một vài phương pháp chúng tôi đã thử và đem lại kết quả tốt.

Phủ đất với ít cày xới

Như đã biết ở mục 5.1, lớp phủ dày (trên 5cm) trên mặt đất giúp khống chế

được 90% cỏ dại. Lớp che phủ sống và dùng loại cây che phủ cũng là một cách

rất hiệu quả để khống chế cỏ dại. Đậu Ấn Độ là loại cây che phủ giúp chống cỏ

tranh, một loài cây không phát triển được khi thiếu ánh sáng mặt trời.

Phân xanh

Phân xanh giúp giảm cỏ dại. Vì thứ nhất, cỏ dại không thể mọc tốt khi ta dùng

phân xanh bởi phân xanh phát triển nhanh và được trồng dầy. Thứ hai, khi phân

xanh được cày xuống đất, cỏ cũng được trộn theo. Thứ ba, do phân xanh làm

biến đổi chất lượng của đất, loại cỏ dại cũng biến đổi theo. Từ đó, cỏ dại giảm

đi trông thấy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.