thông của mình một cách hữu hiệu và chắc chắn vào mục đích chữa bịnh cho
nhân loại, vài chỉ vì mục đích duy nhất đó mà thôi, chớ không bao giờ nên
dùng Thần Nhãn để giúp cho ai, hay cho chính mình trong việc kiếm tiền và
sinh lợi! Chí đến những sự quảng cáo ồ ạt để cầu danh, ông đều dửng dưng
không quan tâm đến.
Năm 1922, ông Giám Đốc tờ báo Denver Post nghe nói đến ông Cayce và
mời ông đến Denver. Sau khi dự kiến một buổi khám bịnh có kết quả hiển
nhiên, ông ta liền đề nghị với ông Cayce một việc sau đạy: Ông ta sẽ trả cho
ông Cayce mỗi ngày một ngàn dollars, và tự đảm nhiệm lấy công việc tổ
chức những cuộc trình diễn lưu động trong xứ, nếu ông Cayce bằng lòng đổi
tên họ và khoác lấy một cái tên Ấn Độ, ăn mặc và bịt khăn theo lối Đông
Phương, và khán bịnh bằng giấc thôi miên sau một tấm màn che khuất để
tránh những cặp mắt tò mò. Nhưng ông Cayce quyết liệt từ chối.
Ông David Kahn, Giám Đốc công ty Vô Tuyến Truyền Hình ở
Brunswich, và là bạn cũ của ông Cayce, trong những cuộc nói chuyện riêng
tư, đã quảng cáo về việc làm của ông Cayce trong các giới bạn bè và các giới
kinh doanh thương mãi; nhưng khi ông đề nghị mở một chương trình quảng
cáo đại quy mô về công việc của ông Cayce trên đài vô tuyến truyền hình,
thì ông Cayce liền từ chối một cách quyết liệt, ai làm bất cứ một sự quảng
cáo nào về sự khán bịnh hay về những cuộc diễn thuyết công cộng của ông.
Trong các cuộc đàm thoại với những người không được biết ông nhiều,
ông không bao giờ nói về năng khiếu đặc biệt của mình, nếu người ta không
hỏi ông về vấn đế đó. Có nhiều người ở cùng một tỉnh nhưng không hề biết
gì về ông, ngoài ra việc ông làm nghề nhiếp ảnh. Ông sống với một niềm tin
tưởng chắc chắn rằng ông chỉ là một khí cụ để giúp đỡ và đem lại sức khỏe
cho những kể ốm đau khổ sở, và ông không bao giờ nên làm cho thiên hạ
chú ý đến mình.
Trong những năm đâù, ông Cayce vẫn tiếp tục hành nghề nhiếp ảnh, và
luôn luôn từ chối không nhận tiền thù lao về những cuộc khám bịnh của ông.
Về sau, khi số người bịnh đến nhờ ông chạy chữa càng ngày càng đông làm